Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 84)

ở Công ty Cổ phần Than Đèo Nai

Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian vừa qua, định hướng phát triển trong thời gian tới, kết hợp với những kiến thức đã tích luỹ trong quá

trình học tập nghiên cứu em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử quản trị vốn lưu động trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai :

3.2.1. Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động. Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Công ty cần có bảng theo dõi lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cụ thể là vốn lưu động; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động. Trong trường hợp ngược lại thì kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Để thực hiện được những biện pháp này, bộ phận tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho Ban giám đốc, thường xuyên cập nhật, thống kê, phân tích số liệu theo từng kỳ để tổng hợp, so sánh giữa các kỳ và làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch.

- Công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Cuối mỗi năm, công ty phải đưa ra được kế hoạch về lượng vốn lưu động cần thiết, cách thức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động cho năm tiếp theo. Nhưng để xây dựng được một kế hoạch như vậy, công ty cần phải xây dựng kế hoạch về vốn lưu động dựa trên những căn cứ khoa học như: kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời kỳ tới, trình độ và năng lực quản lý, tình hình của môi trường kinh doanh, những chính sách của Nhà nước.

3.2.2. Tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng lượng vốn bị chiếm dụng

Công ty cần phải tăng cường thêm công tác quản lí khoản phải thu theo hướng

 Đối với khoản phải thu khách hàng:

- Phân tích kỹ tình hình tài chính, đặc biệt là khả năng thanh toán và uy tín tín dụng thương mại để quyết định nên hay không nên bán chịu cho khách hàng.

- Công ty cần đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng

- Kiểm soát chặt chẽ trong khâu ký kết hợp đồng: tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng về uy tín cũng như khả năng thanh toán, quy định rõ về các điều khoản phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng nếu thực hiện sai các cam kết để có thể ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán. Đối với khách hàng mới mua chịu, công ty cần thẩm định uy tín tín dụng và yêu cầu phía khách hàng phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong việc thanh toán

- Công ty nên có chính sách cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn thanh toán. Tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng hiện nay với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ áp dụng những mức chiết khấu khác nhau: đối với khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ thì không để nợ hoặc chỉ cung cấp ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên; đối với khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu làm ăn lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn một lượng nhỏ những đối tượng khác; đối với khách hàng mà công ty chưa nắm bắt được nhiều về khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tin cậy, thì công ty cần tiến hành phương

thức thanh toán ngay, hoặc có thể bán với một lượng hàng hóa vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác.

- Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách về việc thẩm định tình hình tài chính và các thông tin về khách hàng. Phòng Tài chính – Kế toán thống kê có thể cử người đảm nhiệm công tác này, những người làm công tác này phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và phải có tinh thần trách nhiệm rất cao; đồng thời phải có chính sách khen thưởng kỉ luật bộ phận này

- Để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi nợ và giảm rủi ro trong công tác thu hồi nợ, công ty cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân chậm trả của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Ngoài ra, công ty còn thu hồi bằng cách bán nợ cho một công ty thứ ba – có thể là một ngân hàng hay công ty tài chính. Sau khi việc mua bán nợ hoàn tất thì công ty mua nợ sẽ dựa vào hóa đơn chứng từ để thu nợ. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này công ty phải chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch giữa giá trị trên hóa đơn thu nợ và phần công ty có được sau khi bán nợ.

 Đối với khoản trả trước cho người bán: Để giảm thiểu những rủi ro nhất định về việc hàng đến chậm giúp tăng hiệu quả của số tiền này, công ty phải duy trì kỷ luật thanh toán đối với các nhà cung cấp, tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín trong quan hệ mua bán. Có thể tìm kiếm những nhà cung cấp đang có chính sách tín dụng nới lỏng tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời vì sự nới lỏng trong tín dụng là một ưu đãi nhằm thu hút khách hàng và thường chỉ duy trì trong một thời gian. Các cách trên có thể giúp giảm lượng vốn ứ đọng, không sinh lời này, tạo điều kiện cho công ty có thể chậm trả mà không phải ứng trước một lượng lớn tiền hàng như hiện nay

 Về công tác trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:Các khoản phải thu trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động

do đó bất cứ rủi ro nào xảy ra với các khoản phải thu cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2019, công ty không trích lập dự phòng, trong khi nợ phải thu vẫn đang ở mức cao, từ đó có thể xảy ra tốn thất nếu xuất hiện các khoản phải thu khó đòi, khách hàng không có khả năng chi trả. Vì vậy công ty cần chú ý hơn khoản trích lập này, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán nên dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập:

+ Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu (theo kinh nghiệm) Số dự phòng phải thu

cần lập năm tới =

Tổng doanh thu bán

chịu ×

Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính + Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế)

Số dự phòng phải lập cho niên độ tới của

khách hàng i

=

Số nợ phải thu của khách hàng đáng

ngờ i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

×

Tỷ lệ ước tính không thu được ở

khách hàng đáng ngờ

Công ty có thể trích lập dự phòng với các mức trích lập như sau: + 10% giá trị đối với khoản nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng

+ 20% giá trị đối với khoản nợ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng + 30% giá trị đối với nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với nợ trên 1 năm

Như vậy, công tác thu hồi nợ đòi hỏi nhiều thời gian và có kế hoạch, tính nghệ thuật và sự khéo léo trong công việc, công ty nên chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác này để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà trước hết là hiệu quả quản trị vốn lưu động.

3.2.3. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền

Thực tế hiện nay, công ty quản lý vốn tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền mặt, điều đó ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn và tác động không tốt tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho năm 2021 là phải xác định một lượng tiền tồn quỹ mục tiêu thật hợp lý, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Kế hoạch hoá ngân quỹ: Kế hoạch hoá ngân quỹ là một phương pháp trợ giúp công ty quản lý tiền mặt hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trong quá trình sản xuất, luôn xuất hiện các dòng tiền vào ra, các khoản phải thu phải trả do đó công ty có thể tiến hành lên kế hoạch dự báo các luồng thu chi tiền mặt phát sinh trong từng tháng, quý qua đó có thể chủ động hơn trong đầu tư hoặc tiến hành huy động nguồn tài trợ. Công ty cần xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý, có thể theo phương pháp thống kê kinh nghiệm hay phương pháp chi phí tối thiểu. Về việc duy trì lượng tiền mặt tại quỹ cần thiết: Quản lý tiền mặt suy cho cùng cũng vì mục tiêu tối ưu hoá việc sử dụng tiền và thu chi sao cho hiệu quả. Công ty nên duy trì mức tiền mặt sao cho đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, dành thêm một khoản vốn để đầu tư và dự phòng rủi ro. Công ty cần dự đoán và quản lý các nguồn nhập, xuất quỹ tốt. Cuối tháng kế toán thanh toán và thủ quỹ phải đối chiếu sổ sách, giấy tờ về tình hình thu chi trong tháng.

- Duy trì một lượng vốn bằng tiền phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như:

+ Nhu cầu giao dịch: Nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hằng ngày như chi trả tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương, thuế, trả những khoản nợ cần thanh toán gấp... trong quá trình hoạt động bình thường của công ty.

+ Nhu cầu đầu tư: Công ty cần có một lượng tiền nhất định để sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như: khi dự

đoán giá thị trường sắp tăng; khi tỷ giá biến động thuận lợi; mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu góp phần gia tăng lợi nhuận.

+ Nhu cầu dự phòng: Nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi bình thường của công ty.

- Dự báo dòng tiền trong tương lai: Chúng ta biết rằng dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào tình hình thanh toán của chủ đầu tư cũng như chi trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của từng năm mà không có năm nào giống năm nào. Vậy để giữ cho lượng tiền luôn ổn định, công ty nên xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao. Tiền mặt lưu chuyển thường bấp bênh không ổn định, do vậy công ty nên sử dụng các mô hình dự báo để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi. Có 3 loại bảng dự báo: dự báo ngắn hạn (từ một ngày đến hai tuần), dự báo trung hạn (từ một vài tuần trở lên đến một hoặc hai năm), dự báo dài hạn (một vài năm). Đối với Công ty thì việc sử dụng dự báo trong ngắn hạn và trung hạn vừa có thể đánh giá được tình hình hoạt động của từng bộ phận, vừa biết được tình hình lưu chuyển tiền mặt của toàn công ty. Công ty có thể tham khảo mẫu dự báo trung hạn sau:

DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN MẶT (Quý …… năm………)

1. Dự báo tình hình thu chi tiền mặt Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Thực hiện quý …… Dự báo quý …… Tháng … Tháng … Tháng … Tháng … Tháng … Tháng … Tổng thu tiền mặt Tổng chi tiền mặt

2. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):

- Tăng cường kiểm tra hệ thống quản lý tiền: Tăng cường kiểm tra hệ thống quản lý tiền cũng đồng nghĩa với hạn chế rủi ro lưu chuyển tiền mặt. Tuân thủ nguyên tắc mọi khoản thu, chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không thu chi ngoài quỹ. Ít nhất mỗi quý, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra một lần để kịp thời phát hiện những sai sót trong dữ liệu tài chính, hay những vấn đề như gian lận thương mại… Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ sách kế toán của doanh nghiệp và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu có giảm tới mức tối đa các khoản thất thoát.

- Sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi: Thực tế cho thấy, lượng tiền mặt tài quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty không phải là nhỏ. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn bằng tiền thì bên cạnh việc duy trì khả năng thanh toán một cách kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục thì mục tiêu gia tăng hiệu quả khai thác nguồn tiền nhàn rỗi cũng đặc biệt được chú ý khi nguồn tiền tại quỹ tiền mặt không có khả năng sinh lời và bộ phận tiền gửi tại ngân hàng thì khả năng sinh lời cũng khá thấp.

3.2.4. Xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm:

Nhu cầu vốn lưu động của công ty được đưa ra theo cách tính như sau: Bước 1:

+ Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán có quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp với doanh thu. Ngoài ra lưu ý là phải trừ những loại tài sản ngắn hạn bị mất, nợ không thu hồi được, những vật tư có chất lượng kém; về phần nợ thì phải trừ đi những khoản nợ không mang tính chiếm dụng mà công ty có thể hoàn toàn chi phối được về việc chi trả như các khoản nợ vô chủ, người mua trả tiền trước…

+ Sau đó tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện

 Xem lại bảng cân đối kế toán năm thực hiện và tìm các số liệu cần thiết từ phần tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ta có bảng sau

Tài sản Số đầu năm Số cuối năm Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm I. Tài sản ngắn hạn I. Nợ ngắn hạn 1. Vốn bằng tiền 1. Vay ngắn hạn 2. Các khoản phải thu 2. Phải trả người bán

3. Hàng tồn kho 3. Người mua trả tiền trước 4. Tài sản lưu động khác 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả

7. Các khoản phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải

trả ngắn hạn

Tính số dư bình quân các khoản mục cần thiết trong bảng cân đối kế toán:

+ Số dư bình quân của tài sản ngắn hạn

+ Số dư bình quân của khoản vốn chiếm dụng Bước 2:

Tính tỷ lệ % của giá trị trung bình các khoản mục có quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp tới doanh thu (vừa tính ở bước 1) so với doanh thu thực

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 84)