Thực trạng nguồn VỐN LƯU ĐỘNG và tổ chức đảm bảo nguồn vốn

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 64)

lưu động

 Thực trạng nguồn vốn lưu động của công ty

Để đánh giá về tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty có đảm bảo về chính sách tài chính hay không, có đảm bảo an toàn về mặt tài chính hay không chúng ta đi phân tích về nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty và ta có bảng sau:

Bảng 2.4: Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2019, 2020 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2020 01/01/2020 Chênh lệch Số tiền (tr đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đồng) tỷ lệ (%) A. Tài sản 1. Tài sản ngắn hạn 579,196 41.85% 757,907 49.79% (178,711) -24% 2. Tài sản dài hạn 804,805 58.15% 764,282 50.21% 40,523 5% Tổng tài sản 1,384,001 1,522,189 (138,188) -9% B. Nguồn vốn 3. Nguồn vốn ngắn hạn 559,741 40.44% 774,728 50.90% (214,987) -28% 4. Nguồn vốn dài hạn 824,260 59.56% 747,461 49.10% 76,799 10% 4.1 Nợ dài hạn 429,200 345,690 83,510 24% 4.2 Vốn chủ sử hữu 395,060 401,771 (6,711) -2% Tổng nguồn vồn 1,384,001 1,522,189 (138,188) -9%

C. Nguồn vốn lưu động thường

xuyên (NWC) = (4) - (2) 19,455 (16,821) 36,276 -216%

Ta thấy công ty sử dụng mô hình tài trợ vốn lưu động tương đối an toàn: Nguồn vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ phần lớn tài sản ngắn hạn trong năm 2020 do NWC >0, còn trong năm 2019 thì NWC < 0 đã chứng mình được rằng 1 phần tài sản dài hạn lại được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn để trang trải.

Nhận xét: Qua bảng ta có thể thấy nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định và một phần lớn tài sản lưu động, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời.

Công ty đang sử dụng mô hình tài trợ tương đối an toàn trong năm

2020. NWC > 0, nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét sát sao tình hình thực tế của doanh nghiệp để có những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả hơn nữa cho doanh nghiệp như tăng vay nợ trung và dài hạn kết hợp đồng thời với vay ngắn hạn, vì lượng vay nợ ngắn hạn của công ty hiện tại là rất ít.

Nếu như năm 2020 thì công ty đang sử dụng mô hình tài trợ an toàn tuy nhiên trong năm 2019 lại không được như vậy; nếu như tài sản dài hạn năm 2019 là 764.282 triệu đồng thì nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn, chỉ là 747.461 triệu đồng, tức doanh nghiệp đã phải lấy 16.821 triệu đồng nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp cho việc thiếu hụt vốn mua các tài sản dài hạn.

Tuy nhiên, nhìn tổng quát thì chính sách huy động vốn của công ty là an toàn. Trong thời gian tới, công ty cần lập kế hoạch huy động và phân bổ vốn hợp lý hơn, phù hợp với hoạt động kinh doanh để tiết kiệm chi phí đồng

thời tăng nhanh lợi nhuận, từ đó tận dụng được thời cơ trong sản xuất kinh doanh.

 Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty

Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.

Theo phân tích ở trên ta thấy: Nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC > 0) ở cả 2 thời điểm năm 2020 và giá trị âm ở năm 2019. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã dùng một phần của nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. Cho thấy tình hình tài chính của công ty là vững chắc và công ty luôn trong trạng thái chủ động trong năm 2020.

Nguồn VỐN LƯU ĐỘNG tạm thời chính là nợ ngắn hạn. Vào thời điểm cuối năm 2019 nguồn VỐN LƯU ĐỘNG tạm thời là 774.728 triệu đồng (chiến 50,90% so với tổng tài sản) và đến thời điểm cuối năm 2020 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 559.741 triệu đồng (chiếm 40,44%), giảm 214.987 triệu đồng (khoảng 28%). Cho thấy công ty luôn dùng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty có chính sách phân bổ vốn lưu động khá hợp lý, phù hợp.

2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luon đòi hỏi doanh nghiệp có một lượng vốn cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm, dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đam rbaor cho quá tình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên cần

thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thieets phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.

Nhu cầu VỐN LƯU ĐỘNG thường xuyên, cần thiết = Mức dự trữ hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa xác định được nhu cầu vốn lưu động cho những năm kế hoạch.

2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Tiền mặt của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

- Các khoản tiền mặt tại quỹ nhằm phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết.

- Tiền gửi ngân hàng của Công ty là những khoản tiền khách hàng trả tiền hàng qua chuyển khoản và những khoản tiền phục vụ cho mục đích nhập khẩu NVL đầu vào.

- Khoản tương đương tiền là phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.

Mức dự trữ tiền mặt hợp lý là nhân tố quan trọng nó quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trước hết ta đi xem xét về cơ cấu, sự biến động của vốn bằng tiền thông qua Bảng cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2019, 2020

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 31/12/2020 trọng Tỷ 01/01/2020 trọngTỷ Chênh lệch Tỷ lệ

Tiền mặt 73,882,607 2.19% 4,177,468 0.12% 69,705,139 1668.6% Tiền gửi ngân hàng 3,297,636,692 97.81% 3,418,057,647 99.88% (120,420,955) -3.5%

Các khoản tương đương tiền

Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm là 3.371.519.299 đồng và giảm 50.715.816 đồng tương đương 1,5% so với đầu năm. Tỷ trọng vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, trong đó:

Tiền mặt tại quỹ cuối năm là 73.882.607 đồng chiếm tỷ trọng 2,19% trong vốn bằng tiền, so với đầu năm tăng 1668,6%%.

Tiền gửi ngân hàng cuối năm là 3.297.636.692 đồng chiếm tỷ trọng 97,81% trong vốn bằng tiền, giảm 3,5% so với đầu năm.

Các khoản tương đương tiền không có phát sinh.

Trong cơ cấu của vốn bằng tiền thì tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy toàn bộ các giao dịch của công ty đều phát sinh thông qua tiền gửi ngân hàng, ít các giao dịch sử dụng tiền mặt.

So sánh giữa đầu năm và cuối năm thì tỷ trọng của tiền mặt tăng nhẹ và tiền gửi ngân hàng cũng giảm nhẹ, đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đem lại cho Công ty một khoản thu nhập do hưởng lãi suất tiền gửi và còn tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong quá trình hoạt động của Công ty.

Tuy nhiên qua những phân tích ở trên về sự biến động của vốn bằng tiền thì điểm hợp lý ở đây là khi doanh thu tăng thì vốn bằng tiền của Công ty cũng tăng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt. Trong điều kiện hiện tại của mình khi quy mô kinh doanh được mở rộng thì đòi hỏi phải có một lượng tiền lớn để sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu tăng lên.

Để có những đánh giá và nhận xét sâu sắc hơn về tính hợp lý và an toàn của việc quản lý vốn bằng tiền thì cần phải đi phân tích về khả năng thanh toán của Công ty thông qua

Bảng 2.6: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 chênh lệch Tỷ lệ

Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát (lần) 1.3995 1.3586 0.0409 3.01%

Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn (lần) 1.0348 0.9783 0.0565 5.77%

Hệ số khả năng thanh toán

nhanh (lần) 0.5988 0.5938 0.3556 59.88%

Qua bảng phân tích ta thấy, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2020 là 1,3995 và năm 2019 là 1,3586 tăng 0,0409 lần tương ứng giảm 3,01%. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản của Công ty đủ khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2020 là 1,0348 tăng 0,0565 lần so với đầu năm tương ứng 5,77%. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm so với đầu năm tăng 0,3556 lần tương ứng 59,88%, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của công ty đang có xu hướng tăng, lượng tiền tích trữ ngày càng lớn.

Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ khi đến hạn là rất tốt. Điều này ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng sự uy tín của công ty đối với phía ngân hàng trong hoạt động thẩm định cho vay vốn và việc quyết định về lãi suất cho vay của ngân hàng.

2.2.5. Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các công ty khác nhau thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu. Việc cho khách hàng mua chịu vừa là một cách đẩy nhanh nhanh hàng hóa ra thị trường, vừa là

cách để giữ và thu hút người mua tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các công ty khác. Vì vậy luôn luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp luôn có các khoản nợ phải thu.

Bảng 2.7: Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu Chỉ tiêu 31/12/2020 Tỷ trọng 01/01/2020 Tỷ trọng Chênh lệch (đồng) (%) (đồng) (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

Phải thu ngắn hạn của khách hàng

196,058,560,614 83.66%

370,787,810,649 95.95% (174,729,250,035) -47.12% Trả trước cho người bán

ngắn hạn

8,937,713,752 3.81%

2,924,350,000 0.76% 6,013,363,752 205.63% Phải thu nội bộ ngắn hạn

28,634,152,072 12.22% 7,583,573,634 1.96% 21,050,578,438 277.58% Phải thu ngắn hạn khác 707,324,261 0.30% 5,145,316,384 1.33% (4,437,992,123) -86.25%

Qua bảng ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2020 là 234.337.750.699 đồng giảm 152.103.299.968 đồng so với đầu năm 2020 tương ứng 39,36% Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét tới sự biến động từng thành phần của nó.

 Phải thu của khách hàng: Số đầu năm 2020 là 370.787.810.649 đồng, chiếm tỷ trọng 95,95% trong tổng nợ phải thu; đến cuối năm 2020 là 196.058.560.614 đồng, chiếm tỷ trọng 83,66%. Như vậy sau một năm, số vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng đã giảm xuống 174.729.250.035 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 47,12%, khoản bị chiếm dụng giảm là một dấu hiệu tốt đối với công ty. Để có kết luận chính xác hơn ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với doanh thu và thực tế hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm, công ty đã tăng được doanh thu từ việc gia tăng bán hàng và cung cấp dịch vụ, khoản phải thu tăng là phù hợp cũng là một phần chính sách tín dụng của đơn vị nhằm thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên cần xem xét kỹ các đối tượng cho nợ để tránh trường hợp không thu được nợ khi đến hạn.

 Khoản trả trước cho người bán: So sánh 2 thời điểm cuối năm 2020 và 2019, các khoản trả trước cho người bán đã tăng 6.013.363.752 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 205,63%. Tỷ trọng thì khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu các khoản phải thu, năm 2020 chiếm 3,81% và năm 2019 chiếm 0,76%. Về bản chất ta thấy khoản vốn này công ty bị chiếm dụng không vận động, không sinh lời, mặc dù đó là yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Cho nên, Công ty đã quản lý rất tốt khoản mục này, hạn chế bị chiếm dụng vốn trong quá trình mua hàng.

 Các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn: Ở thời điểm đầu năm 2020 là 7.583.573.634 đồng đến thời điểm cuối năm là 28.634.152.072 đồng tăng 21.050.578.438 đồng tương ứng 277,58%. Tỷ trọng các khoản phải thu nội bộ

ngắn hạn cuối năm 2020 là 12,22% tăng 277,58% so với năm 2019Phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản phải thu và có chiều hướng giảm. Nếu như năm 2019 là 5.145.316.384 đồng chiếm 1,33% thì sang năm 2020 giảm xuống 707.324.261 đồng, chỉ chiếm 0,3%, giảm 4.437.992.123 đồng tức 86,25%. Như vậy Công ty đã thúc đẩy thu nợ của các khoản phải thu khác như tạm ứng cho nhân viên, giảm tối đa vốn bị chiếm dụng ở các khoản để sử dụng tiền vào hoạt động khác của Công ty tương tự như giảm khoản trả trước cho người bán.

2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

Đối với các doanh nghiệp vai trò của hàng tồn kho là hết sức quan trọng việc đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì hàng tồn kho cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất đó chính là NVL đầu vào, mặt khác hàng tồn kho còn được dự trữ trong sản phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đối với đặc thu của Công ty thì hàng tồn kho lại rất ít và thường mua về và sử dụng ngay và ít khi tồn đọng hàng tồn kho. Nên rủi ro trong quản trị hàng tồn kho không phải là vấn đề thiết yếu của Công ty.

2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

⮚ Hệ số hiệu suất hoạt động:

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hệ số hiêu suất hoạt động của VỐN LƯU ĐỘNG năm 2019, 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2020 2019 Chênhlệch Tỷ lệ(%)

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Lần 2.08 2.44 (0.36) 14.8%- Số vòng quay khoản phải thu Vòng 9.72 8.32 1.39 16.7% Vòng quay vốn lưu động Vòng 4.52 4.45 0.07 1.5% Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 2.08 2.41 (0.34) 14.0%-

Qua bảng trên ta thấy, Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 là 2,08 giảm 0,36 lần tương ứng 14,8% so với năm 2019 điều này là tín hiệu không tốt trong kinh doanh. Số vòng quay khoản phải thu năm 2020 của công ty lầ 9,72 vòng tăng 1,39 vòng tương ứng tăng 16,7%, cho thấy năm 2020 đã cải thiện công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ nhưng chưa thực sự tốt so với năm 2019 tuy nhiên cần chú ý đến chính sách bán hàng

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 64)