Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 82)

Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng

thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%.

3.1.2. Phương hướng phát triển của ngành than giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo, vì vậy việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và có hiệu quả.

Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý cho xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.

Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên các địa bàn vùng than đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.

Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác.

Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn trên cơ sở cân đối hiệu quả chung của nền kinh tế.

Trong quá trình đầu tư sắp tới, cần tạo thêm nguồn vốn theo các hình thức như: Vay nước ngoài, mua thiết bị trả chậm – trả góp, thuê mua tài chính, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu, cổ phiếu mới, Trong giai đoạn 2020 – 2030 nhu cầu vốn đầu tư sẽ rất lớn và có tầm quan trọng, về cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi so với trước đây.

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển nguồn vốn và huy động vốn

Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin luôn giữ vững một chiến lược là phát huy nội lực kết hộp với thu hút ngoại lực, phát triển nguồn vốn chủ sở hữu từ hiệu quả kinh doanh và không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Biến các nguồn lực trong Công ty (bao gồm các nguồn lực sắn có và tiềm năng, các nguồn lực hữu hình và vô hình) thành các nguồn vốn mới và thu hút thêm từ bên ngoài bằng các hình thức thích hợp.

Các nguồn lực sẵn có và hữu hình: Các nguồn vốn hiện có, các loại tài sản, tài nguyên khoáng sản, các doanh nghiệp, các dự án đầu tư....

Các nguồn lực tiềm năng và vô hình: Quyền tham gia thị trường nội bộ, quyền sử dụng thương hiệu, uy tín, khả năng sinh lời, khả năng phát triển của Công ty, quyền tham gia các cơ hội đầu tư, quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản....

Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động: Các nguồn vốn trong Tập Đoàn, CBCNV, trong nước và ngoài nước...

Đa dạng hóa phương thức huy động vốn, trong đó chú trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán phù hợp với từng loại nhu cầu vốn, từng dự án, công trình, loại hình kinh doanh...sao cho có hiệu quả nhất.

Đi đôi với huy động vốn cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn huy động được.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Than Đèo Nai ở Công ty Cổ phần Than Đèo Nai

Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian vừa qua, định hướng phát triển trong thời gian tới, kết hợp với những kiến thức đã tích luỹ trong quá

trình học tập nghiên cứu em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử quản trị vốn lưu động trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai :

3.2.1. Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động. Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Công ty cần có bảng theo dõi lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cụ thể là vốn lưu động; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động. Trong trường hợp ngược lại thì kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Để thực hiện được những biện pháp này, bộ phận tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho Ban giám đốc, thường xuyên cập nhật, thống kê, phân tích số liệu theo từng kỳ để tổng hợp, so sánh giữa các kỳ và làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch.

- Công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Cuối mỗi năm, công ty phải đưa ra được kế hoạch về lượng vốn lưu động cần thiết, cách thức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động cho năm tiếp theo. Nhưng để xây dựng được một kế hoạch như vậy, công ty cần phải xây dựng kế hoạch về vốn lưu động dựa trên những căn cứ khoa học như: kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời kỳ tới, trình độ và năng lực quản lý, tình hình của môi trường kinh doanh, những chính sách của Nhà nước.

3.2.2. Tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng lượng vốn bị chiếm dụng

Công ty cần phải tăng cường thêm công tác quản lí khoản phải thu theo hướng

 Đối với khoản phải thu khách hàng:

- Phân tích kỹ tình hình tài chính, đặc biệt là khả năng thanh toán và uy tín tín dụng thương mại để quyết định nên hay không nên bán chịu cho khách hàng.

- Công ty cần đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng

- Kiểm soát chặt chẽ trong khâu ký kết hợp đồng: tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng về uy tín cũng như khả năng thanh toán, quy định rõ về các điều khoản phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng nếu thực hiện sai các cam kết để có thể ràng buộc khách hàng với trách nhiệm thanh toán. Đối với khách hàng mới mua chịu, công ty cần thẩm định uy tín tín dụng và yêu cầu phía khách hàng phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong việc thanh toán

- Công ty nên có chính sách cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn thanh toán. Tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng hiện nay với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ áp dụng những mức chiết khấu khác nhau: đối với khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ thì không để nợ hoặc chỉ cung cấp ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên; đối với khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu làm ăn lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn một lượng nhỏ những đối tượng khác; đối với khách hàng mà công ty chưa nắm bắt được nhiều về khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tin cậy, thì công ty cần tiến hành phương

thức thanh toán ngay, hoặc có thể bán với một lượng hàng hóa vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác.

- Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách về việc thẩm định tình hình tài chính và các thông tin về khách hàng. Phòng Tài chính – Kế toán thống kê có thể cử người đảm nhiệm công tác này, những người làm công tác này phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và phải có tinh thần trách nhiệm rất cao; đồng thời phải có chính sách khen thưởng kỉ luật bộ phận này

- Để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi nợ và giảm rủi ro trong công tác thu hồi nợ, công ty cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân chậm trả của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Ngoài ra, công ty còn thu hồi bằng cách bán nợ cho một công ty thứ ba – có thể là một ngân hàng hay công ty tài chính. Sau khi việc mua bán nợ hoàn tất thì công ty mua nợ sẽ dựa vào hóa đơn chứng từ để thu nợ. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này công ty phải chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch giữa giá trị trên hóa đơn thu nợ và phần công ty có được sau khi bán nợ.

 Đối với khoản trả trước cho người bán: Để giảm thiểu những rủi ro nhất định về việc hàng đến chậm giúp tăng hiệu quả của số tiền này, công ty phải duy trì kỷ luật thanh toán đối với các nhà cung cấp, tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín trong quan hệ mua bán. Có thể tìm kiếm những nhà cung cấp đang có chính sách tín dụng nới lỏng tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời vì sự nới lỏng trong tín dụng là một ưu đãi nhằm thu hút khách hàng và thường chỉ duy trì trong một thời gian. Các cách trên có thể giúp giảm lượng vốn ứ đọng, không sinh lời này, tạo điều kiện cho công ty có thể chậm trả mà không phải ứng trước một lượng lớn tiền hàng như hiện nay

 Về công tác trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:Các khoản phải thu trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động

do đó bất cứ rủi ro nào xảy ra với các khoản phải thu cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2019, công ty không trích lập dự phòng, trong khi nợ phải thu vẫn đang ở mức cao, từ đó có thể xảy ra tốn thất nếu xuất hiện các khoản phải thu khó đòi, khách hàng không có khả năng chi trả. Vì vậy công ty cần chú ý hơn khoản trích lập này, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán nên dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập:

+ Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu (theo kinh nghiệm) Số dự phòng phải thu

cần lập năm tới =

Tổng doanh thu bán

chịu ×

Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính + Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế)

Số dự phòng phải lập cho niên độ tới của

khách hàng i

=

Số nợ phải thu của khách hàng đáng

ngờ i

×

Tỷ lệ ước tính không thu được ở

khách hàng đáng ngờ

Công ty có thể trích lập dự phòng với các mức trích lập như sau: + 10% giá trị đối với khoản nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng

+ 20% giá trị đối với khoản nợ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng + 30% giá trị đối với nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với nợ trên 1 năm

Như vậy, công tác thu hồi nợ đòi hỏi nhiều thời gian và có kế hoạch, tính nghệ thuật và sự khéo léo trong công việc, công ty nên chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác này để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà trước hết là hiệu quả quản trị vốn lưu động.

3.2.3. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền

Thực tế hiện nay, công ty quản lý vốn tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền mặt, điều đó ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn và tác động không tốt tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho năm 2021 là phải xác định một lượng tiền tồn quỹ mục tiêu thật hợp lý, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Kế hoạch hoá ngân quỹ: Kế hoạch hoá ngân quỹ là một phương pháp trợ giúp công ty quản lý tiền mặt hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trong quá trình sản xuất, luôn xuất hiện các dòng tiền vào ra, các khoản phải thu phải trả do đó công ty có thể tiến hành lên kế hoạch dự báo các luồng thu chi tiền mặt phát sinh trong từng tháng, quý qua đó có thể chủ động hơn trong đầu tư hoặc tiến hành huy động nguồn tài trợ. Công ty cần xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý, có thể theo phương pháp thống kê kinh nghiệm hay phương pháp chi phí tối thiểu. Về việc duy trì lượng tiền mặt tại quỹ cần thiết: Quản lý tiền mặt suy cho cùng cũng vì mục tiêu tối ưu hoá việc sử dụng tiền và thu chi sao cho

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 82)