Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 77 - 80)

- Những kết quả đạt được:

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai là doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác than. Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn duy trì ổn định và phát triển, biểu hiện là các chỉ tiêu về doanh thu thuần, lợi nhuận trước và sau thuế, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận đều đạt ở mức dương.

Sau hơn 50 năm hoạt động trong ngành khai thác và tiêu thụ than phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước, Công ty cổ phần than Đèo Nai đã có những bước phát triển toàn diện, luôn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Cùng với những bước đi thăng trầm của ngành, Công ty vừa có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch đặt ra, đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thêm giá trị cho các cổ đông nên gặp phải không ít

những khó khăn và thách thức. Bằng sự nỗ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như tinh thần đoàn kết, vượt khó, phát huy khả năng sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên nên trong thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

- Với đặc thù của ngành nên nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư cho tài sản dài hạn, trong một thời gian dài Công ty đã duy trì được nguồn vốn của mình và không ngừng phát triển.

Để đảm bảo nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng khi cổ phần hoá, Công ty đã bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại qua các năm đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài như vay ngân hàng, tín dụng thương mại, thuê tài chính,... Trong đó vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Với quy mô vốn thực sự lớn so với một số doanh nghiệp trong cùng ngành, điều đó đã đảm bảo cho Công ty từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Cơ cấu vốn kinh doanh đang dần được Công ty bố trí hợp lý hơn, phù hợp với lĩnh vực khai thác than đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu vốn cố định. Trong thời gian vừa qua Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị khai thác, dây chuyền công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm được nâng cao, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đang dần được cải thiện chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán của Công ty ở mức tốt, chứng tỏ Công ty có sức mạnh về tài chính và tính thanh khoản cao.

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty tương đối tốt, Công ty đáp ứng yêu cầu của nguyên tác cân bằng tài chính vì có nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn và đạt được tính ổn định trong hoạt động tài trợ.

Công ty CỔ PHẦN Than Đèo Nai đang từng ngày nỗ lực trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam; đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng. - Những hạn chế và nguyên nhân

Trong năm 2020, các hệ số về khả năng sinh lời của công ty đều có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu tăng, nhưng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng cũng tăng rất cao, làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng nhưng tăng khá ít. Bên cạnh đó tổng tài sản và tổng nguồn vốn cũng tăng cao, dẫn đến các chỉ số sinh lời giảm so với năm 2019. Đây là một điểm hạn chế rất lớn của công ty. Công ty cần đặc biệt chú trọng công tác quản lý chi phí và quản lý vốn để gia tăng hiệu quả hoạt động.

Mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty sau cổ phần hoá dần ổn định và đã đạt được một số kết quả về tốc độ tăng trưởng, về lợi nhuận thu được, về hiệu quả kinh tế xã hội,... nhưng hiệu quả vốn kinh doanh nhìn chung vẫn chưa cao và còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:

- Phân bổ nguồn vốn của Công ty chưa thực sự hợp lý, cơ cấu nguồn tài trợ chưa phù hợp với cơ cấu tài sản của Công ty trong thời gian vừa qua.

- Hiệu suất sử dụng của vốn kinh doanh và mức sinh lời của vốn kinh doanh cũng như của vốn lưu động trong thời gian qua có sự biến động.

- Với lộ trình phát triển về quy mô của mình, Công ty đang tập trung đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa thoả đáng so với yêu cầu đầu tư. Tình trạng quản lý và sử dụng tài sản cố định không hết công suất thiết bị vẫn còn xảy ra do trình độ công nhân vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị hiện đại như hệ thống máy móc, ôtô vận tải, dây chuyền tự động công nghệ cao còn hạn chế, chưa làm chủ được các thiết bị hiện đại từ đó làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.

- Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến nhưng vốn lưu động của Công ty tăng chủ yếu là tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Và xem xét cụ thể vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu của Công ty qua các năm cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong

vấn đề giải phóng lượng hàng tồn kho và khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

-Doanh thu và lợi nhuận không đạt so với kế hoạch do doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất chưa tốt.

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 77 - 80)