Những hạn chế trong công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 202 HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại DOANH NGHIỆP tư NHÂN THỦ CÔNG mỹ NGHỆ XUÂN hòa (Trang 96 - 98)

- Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước có giá trị 20.260

2.3.2. Những hạn chế trong công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

định kết quả kinh doanh

Hạn chế trong bộ máy kế toán của công ty:

Đây cũng là hạn chế chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, đó là chưa có một bộ phận kế toán quản trị và phân tích tài chính. Hàng năm, doanh nghiệp lập kế hoạch doanh thu, chi phí trong kỳ nhưng phần nhiều là mang tính chất đặt ngưỡng phấn đấu tăng trưởng chứ chưa dựa vào những phân tích về khả năng của công ty, tác động của thị trường, hàng hóa, hay các chính sách tài chính của Nhà nước. Việc phân công công việc chưa cụ thể bằng văn bản hóa. Công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn yếu.

Về quản lý chi phí bán hàng và chi phí QLDN:

Đây là những khoản chi phí rất quan trọng phục vụ kinh doanh, nhưng doanh nghiệp chưa quản lý chặt chẽ, chưa xác định dự toán, kế hoạch, thực hiện phân bổ cho các đối tượng, chưa thực hiện phân tích đánh giá do đó chi phí còn cao.

Điều này có thể dễ dàng thấy được, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây liên tục tăng chậm, một trong số nguyên nhân gây ra là sự tăng lên đáng kể của chi phí quản lý kinh doanh, điều này cho thấy doanh nghiệp đang có lỗ hổng trong việc rà soát chi phí quản lý kinh doanh.

Về chính sách bán hàng:

Doanh nghiệp không tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng với những hợp đồng lớn, cũng như không chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Điều này không kích thích được việc tiêu thụ hàng hóa một cách hiệu quả nhất góp phần tăng doanh thu hàng hóa bán ra.

Doanh nghiệp không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, như vậy là đã vi phạm nguyên tắc thận trọng đối với các khoản nợ của khách hàng của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những tồn tại hiện nay ở nhiều doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán áp dụng:

Trong quá trình vận dụng phần mềm kế toán vẫn còn một số phần hành làm bán thủ công như kế toán tiền lương và TSCĐ vì vậy nhiều khi ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu không đồng nhất còn nhiều sai sót và không kịp thời. Ngoài ra đó do số lượng giao dịch bán hàng của doanh nghiệp mỗi ngày là rất lớn nên sự cẩn thận khi nhập số liệu là vô cùng quan trọng, chỉ cần không chính xác trong một lần nhập số liệu có thể dẫn tới những sai sót lớn. Hơn nữa không giống như nhập ghi sổ bình thường, sử dụng phần mềm kế toán khi có sai sót rất khó có thể phát hiện ra, để tìm đúng chứng từ sai sót phải qua kiểm tra rất nhiều bước.

Việc khai báo danh mục hàng hóa còn chưa hợp lý, khai báo các mặt hàng bằng các con số trong khi số lượng mặt hàng rất nhiều, vì vậy kế toán phải nhớ mã hàng hóa, hoặc không thì mất thời gian vào danh mục tìm kiếm mã hàng. Nhân viên kế toán của doanh nghiệp bị thay đổi nhiều nên các nhân viên mới được tuyển có thể không nắm rõ các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp cũng như chưa nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp với công việc. Vì thế khi mới bắt đầu làm việc còn gặp khó khăn và cần nhiều thời gian để theo kịp tiến độ làm việc của nhân viên cũ trong doanh nghiệp.

Công tác quản lý chặt đòi hỏi phải có sự đối chiếu, so sánh thường xuyên giữa kế toán và thủ kho để đảm bảo thông tin kinh tế được phản ánh chính xác, hợp lý và hợp pháp. Tuy nhiên, việc đối chiếu giữa kế toán và bộ phận kho qua phần mềm và kiểm kê kho thực tế ít được thực hiện, không phát hiện sai sót kịp thời.

Một phần của tài liệu 202 HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại DOANH NGHIỆP tư NHÂN THỦ CÔNG mỹ NGHỆ XUÂN hòa (Trang 96 - 98)