Đặc điểm bộ máy sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 202 HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại DOANH NGHIỆP tư NHÂN THỦ CÔNG mỹ NGHỆ XUÂN hòa (Trang 46 - 52)

CÔNG MỸ NGHỆ XUÂN HÒA

2.1.2 Đặc điểm bộ máy sản xuất kinh doanh

* Tổ chức sản xuất và cơ chế hoạt động

Ban giám đốc: gồm 2 người là Giám đốc và phó giám đốc.

Ban giám đốc vừa chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện hoạt động của đơn vị vừa trực tiếp tổ chức công tác nhân sự, kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác và đảm bảo thực hiện đúng các hợp đồng kinh tế. Bảo đảm thực hiện tốt các mối quan hệ kinh tế và xã hội khác. Đồng

thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và pháp luật có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh của mình như đóng thuế, thực hiện các chế độ bảo hiểm cho người lao động, thực hiện các nguyên tắc an toàn trong lao động và hoạt động sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường ...

Bộ phận kế toán: gồm ba người là kế toán trưởng và hai kế toán viên là kế toán phụ trách về TSCĐ, lương và BHXH; kế toán phụ trách về nguyên vật liệu, chi phí và giá thành.

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức và thực hiện toàn bộ công tác kế toán: thống kê, thu thập và xử lý các thông tin kinh tế, thông tin thị trường, tiến hành hạch toán kinh tế ở đơn vị theo đúng chuẩn mực mà Nhà nước đã ban hành. Cung cấp kịp thời các thông tin về chi phí, tình hình sản xuất, qua đó tư vấn giúp ban Giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Bộ phận thu mua sản phẩm: bao gồm 5 người.

Bộ phận này có nhiệm vụ phổ biến các loại mẫu mã của từng đơn hàng, số lượng và cách làm cho người dân hoặc thông qua các đại lý đồng thời sẽ cung cấp các nguyên liệu phụ kiện (ngoài cây cói còn cần đén các phụ kiện như chỉ, vải, khung sắt…đối với từng loại sản phẩm). Sau đó tiến hành kiểm tra và thu nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ những người đã nhận gia công sản phẩm từ trước và từ các đại lý đã nhận sản xuất.

Bộ phận này trực tiếp quản lý về số lượng và chất quy cách chất lượng và màu sắc của sản phẩm từ các đại lý và các cá nhân trực tiếp sản xuất. Không những thế còn phải đảm bảo đúng thời hạn để kịp giao hàng cho khách hàng, nghĩa là phải kịp về tiến độ thời gian. Qua đó ta thấy sản phẩm có thể được cung cấp qua hai luồng chính:

- Là những cá nhân tự đến nhận mẫu và nguyên liệu rồi tiến hành gia công tại nhà và trực tiếp đem bán cho Doanh nghiệp. Do vậy họ tự chịu trách nhiệm về số lượng và đảm bảo kỹ thuật với sản phẩm của mình khi giao hàng.

- Thứ hai là có thể thông qua các đại lý là những cá nhân trung gian không trực tiếp sản xuất mà họ chỉ phổ biến kỹ thuật, mẫu mã cho những người khác và tiến hành thu mua từ những người đó và đem bán tại cơ sở để hưởng theo phần trăm sản phẩm. Khi đó người đại lý sẽ chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng của mình đã mua đối với cơ sở thu mua là Doanh nghiệp.

Những sản phẩm mà Doanh nghiệp thu mua được chủ yếu là do lao động nông nhàn sản xuất tại nhà, do đó công việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào mùa vụ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nên tiến hành xây dựng và đào tạo đội ngũ công nhân lao động có tay nghề và kỹ thuật để đảm bảo được tiến độ sản xuất kể cả trong thời gian mùa vụ.

Ngoài ra trong những trường hợp cần, thời gian quá gấp mà vẫn chưa đủ hàng thì có thể trao đổi mua lại với các cơ sở khác sản xuất cùng loại ở trong địa phương và các vùng lân cận. Với nhiều kênh cung cấp như thế đã giúp cho đơn vị có thể linh hoạt và kịp thời hơn trong việc thu mua sản phẩm, đảm bảo đúng thời hạn của hợp đồng và giữ vững được uy tín trong kinh doanh.

Bộ phận thanh toán: gồm 2 người.

Bộ phận thanh toán có nhiệm vụ chi tiền lương cho công nhân làm trong xưởng và thanh toán tiền hàng cho những người cung cấp sản phẩm đã được thu nhận từ bộ phận thu mua (những người bán sản phẩm và các đại lý). Ngoài ra bộ phận thanh toán còn thực hiện thanh toán cho các giao dịch khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ phận sản xuất: khoảng 100 người được chia thành các tổ nhỏ hơn : - Tổ làm sạch sản phẩm: là các công việc làm vệ sinh cho sản phẩm như nhặt mối, đánh bóng, phân loại sản phẩm...

- Tổ tẩm nhuộm, phun sơn nguyên liệu: đối với các sản phẩm cói nhu cầu cao về màu sắc do đó sợi cói trước khi được đem vào chế tạo thành sản phẩm cần được tẩm nhuộm theo các loại màu sác khác nhau; ngoài ra đối với các sản phẩm có khung sắt thì khung sắt cần được phun sơn chống gỉ.

- Tổ làm khô sản phẩm lần cuối: sản phẩm cần được phơi, sấy khô qua ánh nắng mặt trời hoặc qua sức nóng của lò sấy nhằm mục đích chống cho sản phẩm bị ẩm mốc và giúp cho màu sắc của sản phẩm được tươi sáng hơn.

- Tổ kỹ thuật: đảm bảo cho sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, mẫu mã và mầu sắc. Kết hợp với bộ phận thu mua để phổ biến kỹ thuật và kiểm tra sản phẩm thu mua, đồng thời là tổ nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật tạo ra nhiều mẫu mã mới, thử nghiệm sử dụng kỹ thuật mới nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Tổ đóng gói sản phẩm: sản phẩm sau khi đã được xử lý hoàn thiện về mọi mặt sẽ được dán mác và tiến hành đóng gói sản phẩm chuẩn bị đem phân phối ra ngoài thị trường.

Ngoài các bộ phận như trong sơ đồ trên còn có một bộ phận quan trọng không thể thiếu là bộ phận công đoàn cơ sở gồm 80 công đoàn viên và các đoàn thể: thanh niên, phụ nữ sinh hoạt theo thôn xóm cư trú. Bộ phận công đoàn được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thiết lập được mối quan hệ gần gũi và thân thiện giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như khi gặp khó khăn trong cuộc sống như khi ốm đau, bệnh tật. Đại hội công đoàn được tổ chức mỗi năm một lần.

* Quy trình sản xuất

Phơi khô lần cuốiTẩm nhuộm màu, se sợi sản phẩmPh©n lo¹i sản phẩm sợiSản phẩm khô nguyên liệu

Đan lát tạo sản phẩm Hong, phơi sản phẩm Phân loại sản phẩm Phân phối sản phẩm

Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm:

Trên đây là quy trình cơ bản để tạo ra các sản phẩm từ cói thủ công. Nguyên liệu cói khô ở đây được cung cấp bởi người dân qua công việc trồng cói, chăm bón và thu hoạch, sau đó phơi khô và cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Trong quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng lao động thủ công do vậy quy trình không quá phức tạp như các ngành công nghiệp khác. Do sản phẩm tạo ra là mặt hàng cói nên yêu cầu của thị trường rất đa dạng về mầu sắc và mẫu mã do vậy nguyên liệu trước khi đem vào sản xuất phải được phân loại và xử lý trước như; se sợi, nhuộm màu, làm khuôn , tạo mẫu, thử ngiệm...Sau đó Doanh nghiệp sẽ phổ biến cách làm và cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho người dân hoặc thông qua các đại lý trung gian để họ tạo ra sản phẩm hoặc có thể tiến hành sản xuất tại Doanh nghiệp. Sau đó Doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu sản phẩm đã gia công và xử lý hoàn thiện sản phẩm, tiếp tục hong phơi sản phẩm lần cuối, phân loại sản phẩm và đóng gói. Cuối cùng là xuất hàng và phân phối sản phẩm.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm sẵn có theo mẫu của các đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài.

Sản phẩm của Doanh nghiệp là các sản phẩm từ cói như: Đệm cói, chiếu chẻ, chiếu xe đan, thảm cói, hộp cói, làn cói, đĩa, khay, giỏ cói, hàng cói khung sắt...và các sản phẩm từ cói...Hiện nay ngoài các sản phẩm chính làn từ nguyên liệu cói và do nhu cầu của thị trường Doanh nghiệp đã và đang sản

xuất ra các sản phẩm khác từ nguyên liệu là cây lục bình, việc chế biến các sản phẩm từ lục bình cũng giống như quy trình sản xuất của sản phẩm cói, do nguyên liệu của chúng là từ các loại cây cỏ trong tự nhiên.

* Đặc điểm sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ

- Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, thiết kế và thi công tất cả các sản phẩm cói theo các mẫu của đơn đặt hàng, ngoài ra còn sáng tạo thiết kế ra các sản phẩm mới phong phú hơn với nhiều chủng loại.

- Nghiên cứu cách chế tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả năng suất cao nhất đồng thời cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá trị sử dụng tốt, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

- Ngoài việc chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu cói, Doanh nghiệp còn tiến hành nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ các nguyên liệu khác tương tự như: các sản phẩm làm từ nguyên liệu mây, cây lục bình, bẹ ngô, cây song…Qua đó làm phong phú hơn các chủng loại sản phẩm tiến tới mở rộng quy mô sản xuất.

- Tiến hành quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng trong và ngoài nước thông qua các kênh thông tin như: mạng internet, điện thoại, báo, tạp chí…

- Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác mới trong nước và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế hiện có với các đối tác kinh doanh và với các mối quan hệ xã hội khác. Qua đó tạo lập được cho Doanh nghiệp một vị trí ngày càng vững chắc và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh nghiệp có quyền khai thác thị trường trong và ngoài nước với mức cao nhất về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp. Được phép tiến hành mở rộng sản xuất sản phẩm hiện có và các sản phẩm khác tương tự đã được nêu trong giấy phép hoạt động kinh doanh đăng ký với cơ quan Nhà nước.

Ban giám đốc

Phòng kế toán

Bộ phận thu mua sản phẩm Bộ phận sản xuất Bộ phận thanh toán

Các đại lý

Cá nhân trực tiếp sản xuất và bán hàngTổ làm sạch sản phẩmTổ kỹ thuậtTổ tẩm nhuôm nguyên liệuTổ làm khô sản phẩmTổ đóng gói sản phẩm

Ng êi d©n s¶n xuÊt

- Doanh nghiệp có quyền huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn (nguồn vốn vay, vốn tự có) vào hoạt động kinh doanh nhằm phát huy và bổ sung vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 202 HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại DOANH NGHIỆP tư NHÂN THỦ CÔNG mỹ NGHỆ XUÂN hòa (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w