Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 134 - 135)

V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜ

d. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hộ

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”56.

Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v.v.. Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.

Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình 56 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 3. Sdd. tr.11.

thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”57. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)