Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 34 - 35)

- Thứ hai, triết học Má c Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong

a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất

về phạm trù vật chất

Triết học trước Mác luôn có xu hướng đi tìm cơ sở đầu tiên, nguyên nhân đầu tiên của thế giới. Tuy nhiên do hạn chế về mặt nhận thức nên các trường phái triết học trước Mác chưa tìm ra bản nguyên của thế giới.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở

của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng đế” là “ý niệm tuyệt đối”. Chẳng hạn, Platôn nhà triết học duy tâm khách quan lớn nhất thời kỳ cổ đại cho rằng, vật chất bắt nguồn từ “ý niệm”, sự vật cảm tính là cái bóng của “ý niệm”. Mặt khác, ông tỏ ra căm thù chủ nghĩa duy vật, kết tội các nhà duy vật, nhất là môn đồ của Đêmôcrít là vô thần - một tội kết án tử hình theo luật của Aten thời bấy giờ và đã đốt hết các tác phẩm của Đêmôcrít.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật

chất, vật chất là cơ sở tồn tại của mọi sự vật, vật chất là cái tồn tại vĩnh viễn tạo nên mọi sự vật hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.

Vào thời kỳ cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.

Ở phương Đông, trường phái triết học không chính thống Lôkayata cho rằng, bốn nguyên tố tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra và cũng không mất đi là đất, nước, lửa và không khí sinh ra mọi vật bằng con đường kết hợp cả bốn nguyên tố và mọi vật mất đi khi bốn nguyên tố đó tách biệt nhau ra. Thuyết Âm Dương cho rằng khởi thuỷ của mọi sự vật là Âm, Dương có trong Thái cực. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát quái tượng trưng cho tám yếu tố cơ bản của thế giới (Trời, Đất, Sấm, Gió, Nước, Lửa, Núi, Đầm). Thuyết Ngũ hành cho rằng, năm yếu tố kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là những yếu tố khởi nguyên cấu thành mọi vật, chúng sinh nhau và triệt tiêu nhau theo luật tương sinh, tương khắc.

Ở phương Tây, Talét (624-546 tr.CN, Hy Lạp) cho rằng bản nguyên đầu tiên là nước. Anaximen (585-524 tr.CN, Hy Lạp) cho rằng, bản nguyên đầu tiên là không khí. Hêraclít (540- 480 tr.CN, Hy Lạp) cho rằng, bản nguyên đầu

tiên là lửa. Lửa là nguồn gốc của vật chất và linh hồn. Thuyết nguyên tử của các triết gia Hy Lạp như Lơxíp (500-440 tr.CN) và Đêmôcrít (460-370 tr.CN). Các ông cho rằng nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ nhất không thể phân chia, là cái tạo thành mọi vật.

Từ thời kỳ phục hưng, đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII, khoa học tự nhiên - thực nghiệm ở châu Âu phát triển mạnh. Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có bước phát triển mới, chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. Cùng với sự phát triển của trình độ trên của khoa học thì quan điểm thống trị trong triết học và khoa học tự nhiên thời bấy giờ là quan điểm siêu hình - máy móc. Người ta giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy các phân tử của vật thể, theo đó, các phần tử trong quá trình vận động là bất biến, còn trạng thái thay đổi là không gian và tập hợp của chúng. Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều bị quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi sự vận động đều bị quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian, mọi hiện tượng phức tạp bị quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành. Niềm tin vào các chân lý trong cơ học Niutơn đã khiến các nhà khoa học đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)