Kết cấu của ý thức

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 46 - 48)

- Thứ hai, triết học Má c Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong

c. Kết cấu của ý thức

Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí, trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

- Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức thông thường; tri thức khoa học. Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật.

- Tình cảm là sự tác động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh thực tại; nó phản ánh quan hệ của con người đối với nhau, cũng như đối với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. Tình cảm có thể mang tính chủ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng như trở thành thụ động, chứa đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực. Tình cảm tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực sống của con người. Tri thức kết hợp với cảm xúc, tình cảm hình thành niềm tin, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế, phát huy được sức mạnh của mình.

- Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.

V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.

Theo chiều dọc, người ta chia thành các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

- Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức, xuất hiện đồng thời với ý thức, cũng có ý kiến cho rằng tự ý thức cũng chính là ý thức. Khi phản ánh thế giới khách quan, con người đã tự tách mình, tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giới đó để tự nhận thức bản thân mình.v.v. con người ý thức về bản thân mình như là một cá thể đang tồn tại, đang hoạt động và có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội - đó là tự ý thức. Tự ý thức không phải chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả một xã hội, của một giai cấp, của một tầng lớp xã hội về vị trí của mình trong hệ thống quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích của cá nhân, của giai cấp và của xã hội.

Những nhận thức của con người về cơ thể mình, về những trạng thái, sự vận động và hoạt động của cơ thể đó giữ vai trò cơ bản trong việc hình thành tự ý thức. Nhưng con người chỉ tự ý thức được bản thân mình thông qua quan hệ với những người khác, trong quá trình thực tiễn. Chính trong sự giao tiếp và hoạt động thực tiễn xã hội đòi hỏi con người phải tự ý thức về mình để hiểu rõ bản thân và tự điều chỉnh mình hoạt động theo những quy tắc, những tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.

Tự ý thức không chỉ được hình thành thông qua các mối quan hệ xã hội, mà còn thông qua những giá trị của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần do chính con người tạo ra.

- Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong cả hoạt động tâm lý hàng ngày của con người và cả trong tư duy khoa học.

- Vô thức là một hiện tượng tâm lý liên quan đến những hoạt động xảy ra ở ngoài phạm vi kiểm soát của ý thức hoặc chưa được con người ý thức đến. Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng không phải mọi hành vi của con người đều ý thức được. Có những hoạt động của con người không được ý thức chỉ đạo: đó là những hành vi bản năng, vốn có và những động tác thành thạo được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen tự động xảy ra cả khi không có sự chỉ đạo trực tiếp của ý thức. Đó là những hoạt động vô thức, chúng do vô thức điều khiển.

- Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”.

Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế

lao động cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn máy tính điện tử, “người máy thông minh”, “trí tuệ nhân tạo”. Song, điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Ý thức và máy tính điện tử là hai quá trình khác nhau về bản chất. “Người máy thông minh” thực ra chỉ là một quá trình vật lý. Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập trình phỏng theo một số thao tác của tư duy con người. Máy móc chỉ là những kết cấu kỹ thuật do con người sáng tạo ra. Còn con người là một thực thể xã hội năng động được hình thành trong tiến trình lịch sử tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội. Máy không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó. Năng lực đó chỉ có con người có ý thức mới thực hiện được và qua đó lập trình cho máy móc thực hiện. Sự phản ánh sáng tạo, tái tạo lại hiện thực chỉ có ở ý thức của con người với tính cách là một thực thể xã hội, hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Ý thức mang bản chất xã hội. Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoàn thiện được như bộ óc con người.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)