Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 91 - 93)

- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất của một

b. Khái niệm, kết cấu kiến trúc thượng tầng

* Khái niệm

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội...là cái

Quan hệ sản xuất thống trị

Quan hệ sản xuất tàn dư Cơ sở hạ

tầng

được hình thành, được xây dựng trên nền tảng của những cơ sở hạ tầng nhất định.

*Kết cấu của kiến trúc thượng tầng

Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

*Cơ sở hạ tầng quyếtđịnh kiến trúc thượng tầng

- Cơ sở hạ tầng như thế nào, kiến trúc thượng tầng như thếấy. Bởi vì quan hệ sản xuất quyết định quan hệ xã hội, mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quy định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng.

- Cơ sở hạ tầng hình thành tính chất của của kiến trúc thượng tầng (tính xã hội, giai cấp của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính chất xã hội của cơ sở hạ tầng), cơ sở hạ tầng biến đổi sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo.

* Kiến trúc thượng tầng tác động lại cơ sở hạ tầng

- Kiến trúc thượng tầng ra sức bảo vệ, duy trì cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Bởi vì vai trò của nhà nước rất quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực thực hiện hoá tất yếu kinh tế, ra sức bảo vệ cơ sởđã sinh ra nó.

- Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...đều tác động đến cư sở hạ tầng bằng những hình thức khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua nhà nước và pháp luật tác động mạnh đến cơ sở hạ tầng)

Quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật Kiến trúc

thượng tầng

Những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội

- Sự tác động của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng theo hai hướng:

+ Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển (Tác động phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội, với yêu cầu của lực lượng sản xuất)

+ Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sẽ kìm hãm cơ sở hạ tầng (không phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội, không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất)

* Ý nghĩa trong đời sống xã hội

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế. Thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác tích cực của các giai cấp, đảng phái vì lợi ích kinh tế sống còn của mình. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của đảng, nhà nước. Chính vì vậy V.I Lênin viết: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế ... Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”.37

Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hoá một yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm. Tuyệt đối hoá kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan điểm duy vật tầm thường, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ. Nếu tuyết đối hoá về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định - phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)