- Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác
b. Các tính chất của chân lý
- Chân lý có tính khách quan bởi vì nội dung mà chân lý phản ánh có tính khách quan, phù hợp với khách thể nhận thức. Bản chất quan niệm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của chân lý là thừa nhận nguồn gốc khách quan, nghĩa là độc lập với con người, của cảm giác, của tri thức của con người về thế giới? Thừa nhận chân lý khách quan là tri thức có nội dung phù hợp với khách thể nhận thức, lý luận về nhận thức của triết học Mác - Lênin đồng thời cũng cho rằng sự phù hợp với nội dung của khách thể của nhận thức là chân lý khách quan. Phải trải qua một quá trình thì nhận thức của con người mới đạt đến chân lý bởi vì chân lý? Nếu chân lý là một quá trình, thì chúng ta có một vấn đề cần phải giải quyết: đó là quá trình nhận thức chân lý được hình thành như thế nào, ngay một lúc, ngay trong một quá trình thì nhận thức chân lý đã đạt tới mức hoàn toàn, đầy đủ, tuyệt đối hay chỉ như vậy ở từng phần, từng mảng và tương đối? Đây chính là mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.
Trong chân lý khách quan, các yếu tố tuyệt đối và tương đối liên hệ biện chứng với nhau: chân lý tương đối bao giờ cũng hàm chứa một hay nhiều yếu tố của chân lý tuyệt đối. Chính vì vậy các chân lý tương đối là các bậc thang trong quá trình nhận thức của con người đi tới chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối chỉ có thể hình thành và tồn tại thông qua chân lý tương đối.
- Chân lý tương đối là tri thức đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ của chủ thể nhận thức đối với nội dung của khách thể nhận thức. Sự phù hợp giữa nội dung của khách thể nhận thức với tri thức của chân lý tương đối chỉ là sự phù hợp ở từng bộ phận, ở từng phần, ở một số mặt, ở một số khía cạnh nào đó nhưng cũng đã phản ánh được một phần nào đó của bản thân khách thể nhận thức. Tại sao lại nảy sinh chân lý tương đối trên con đường nhận thức chân lý của chủ thể nhận thức? Tính tương đối của chân lý là do sự tác động của các giới hạn của các hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, của trình độ phát triển của thực tiễn xã hội lên nhận thức của con người, của thế hệ người, thậm chí lên nhận thức của cả nhân loại trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử, trong khi đó, các sự vật, hiện tượng khách quan là hết sức đa dạng, chúng không ngừng vận động và phát triển nên luôn bộc lộ ra những thuộc tính và quan hệ mới mà nhận thức của chúng ta cần phải theo kịp, phải nhận biết. Cùng với sự phát triển của thực tiễn là sự phát triển của nhận thức khoa học. Sự phát triển đó của nhận thức khoa học sẽ không ngừng phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm mà nhận thức của con người phạm phải để phát triển chân lý tương đối theo hướng tiếp cận đến chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối chứa trong mình “những yếu tố của chân lý tuyệt đối” cũng phát triển và ngày càng “trở nên chính xác hơn”, đầy đủ hơn để trở thành chân lý tuyệt đối.
- Chân lý tuyệt đối là tri thức của chủ thể nhận thức có nội dung phù hợp hoàn toàn, đầy đủ với khách thể nhận thức mà nó phản ánh.
Ví dụ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi” là một chân lý tuyệt đối.
Một vấn đề đặt ra là liệu nhận thức của con người có đem lại một tri thức hoàn toàn phù hợp và đầy đủ với khách thể nhận thức hay không? Câu trả lời là có thể, bởi vì nếu thừa nhận tính khách quan của chân lý, có nghĩa là thừa nhận tính tuyệt đối của chân lý, thừa nhận chân lý tuyệt đối. Con người nhận thức được thế giới và nội dung của tri thức đó có tính khách quan, cho nên xét về bản chất, xét trong kết quả và xét trong quá trình phát triển lâu dài của mình, nhận thức của con người- thông qua các thế hệ người kế tiếp nhau trong lịch sử, về nguyên tắc là có thể phản ánh đầy đủ, chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng trong tính chỉnh thể và nguyên vẹn của nó.
Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có mối quan hệ biện chứng với nhau; được thể hiện cụ thể ở những điểm sau đây: sự khác nhau giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không thuộc về bản chất mà chỉ ở mức độ phù hợp giữa nội dung của chúng đối với khách thể nhận thức được chúng phản ánh. Sự khác biệt đó là tồn tại nhưng không ngừng bị xoá bỏ và lại được xác lập, nó vận động theo đà phát triển của nhận thức khoa học. Tuy vậy, cả chân lý tương đối lẫn chân lý tuyệt đối đều là những hình thức biểu hiện khác nhau của chân lý khách quan. Phép biện chứng duy vật thừa nhận tính tương đối của tri thức con người theo nghĩa thừa nhận những giới hạn của sự nhận thức, điều này không có nghĩa là phủ nhận chân lý khách quan, không phủ nhận tính chân thực khách quan của các tri thức đã đạt được. Chân lý tuyệt đối được tạo nên từ những chân lý tương đối đang phát triển, V.I.Lênin viết: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển, chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại, những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”1.
- Chân lý có tính cụ thể
Chân lý mang tính khách quan và tính cụ thể. Hai tính chất này của chân lý gắn liền chặt chẽ với nhau. Tính cụ thể của chân lý là do tính cụ thể của khách thể nhận thức quy định: Các sự vật, hiện tượng (khách thể nhận thức) bao giờ cũng tồn tại một cách khách quan, trong tính cụ thể của chúng. Nhận thức của con người (chủ thể nhận thức) là sự phản ánh về các sự vật, hiện tượng đó trong những điều kiện tồn tại, trong những quan hệ xác định của chúng. Thoát ly khỏi những điều kiện khách quan - cụ thể đó của khách thể nhận thức hoặc mở rộng khỏi phạm vi tồn tại và thoát ly khỏi những quan hệ xác định của khách thể nhận thức thì chân lý sẽ không còn là chân lý khách quan.
Ví dụ: các định luật cơ học cổ điển đều là chân lý khoa học, nhưng tính chân lý của các định luật đó chỉ được thể hiện trong một lĩnh vực hết sức xác định. Chúng phản ánh đúng sự vận động của các vật thể vĩ mô nhưng không còn là chân lý khi phản ánh sự vận động của các vật thể vi mô. “Nước sôi ở 100 độ C”, chỉ đúng trong điều kiện áp suất của không khí là 1 átmốtphe (760 mm Hg).
Luận điểm của triết học Mác - Lênin cho rằng chân lý là cụ thể, không có chân lý trừu tượng đã trở thành nguyên tắc lịch sử - cụ thể của phương pháp biện chứng duy vật để nhận thức và cải tạo thế giới.
CHƯƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬI. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI