Chức năng cơ bản của nhà nước

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 116 - 117)

III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI 1 Nhà nước

d. Chức năng cơ bản của nhà nước

- Chức năng thống trị chính trị.

Nhà nước là công cụ thống trị giai cấp, nhà nước thường xuyên sử dụng bộ máy quyền lực để duy trì sự thống trị đó thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Bộ máy quyền lực của nhà nước từ trung ương đến cơ sở, nhân danh nhà nước duy trì trật tự xã hội, đàn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị, các lực lượng chống đối nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị.

- Chức năng xã hội của nhà nước

Nhà nước nhân danh xã hội làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xã hội, điều hành các công việc chung của xã hội như: thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường,.. để duy trì sự ổn định của xã hội trong “trật tự” theo quan điểm của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, theo Ph. Ăngghen, nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng.

- Mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước.

Do bản chất giai cấp của nhà nước qui định, nhà nước bao giờ cũng đặt chức năng thống trị chính trị của giai cấp lên hàng đầu. Giai cấp thống trị bao giờ cũng sử dụng nhà nước như một công cụ thống trị để duy trì quyền thống trị của mình, bảo vệ lợi ích trước hết là là lợi ích của giai cấp mình. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp thống trị vì thế, giữ địa vị quyết định, nó chi phối và định hướng chức năng xã hội của nhà nước.

Ngoài chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội, nhà nước còn có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

- Chức năng đối nội của nhà nước

Nhà nước thực hiện đường lối đối nội nhằm duy trì trật tự xã hội thông qua các công cụ như: chính sách xã hội, luật pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa, y tế, giáo dục,.. Chức năng đối nội được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu chung của toàn xã hội. Chức năng đối nội được nhà nước thực 46 V.I. Lênin (1976), Toàn tập, t. 33, Sđd. tr.15.

hiện một cách thường xuyên, liên tục thông qua lăng kính giai cấp của giai cấp thống trị.

- Chức năng đối ngoại của nhà nước

Nhà nước triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ với các thể chế nhà nước khác dưới danh nghĩa là quốc gia dân tộc, nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,.. của mình. Trong xã hội hiện đại, chính sách đối ngoại của nhà nước được các quốc gia coi trọng, xem đó như là điều kiện cho sự phát triển của mình. Các nhà nước không chỉ quan hệ với nhau mà còn quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,..

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Triết học MácLênin (Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)