Thành phần dân tộc và tộc danh

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 25 - 26)

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DÂN TỘ CỞ NƯỚC TA

2. Thành phần dân tộc và tộc danh

- Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về dân tộc mà mỗi nước có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nước mình, vì thế đại bộ phận các nước về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp. Theo một số tư liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nước thì 1/3 số nước này tương đối đồng nhất về dân tộc, nhưng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số nước đó như Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen..., 1/2 số nước dân tộc đa số (chủ thể) chưa chiếm đến 70% số dân nước đó, 1/4 số nước là khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nước này nhưng lại là đa số của nước kia; hoặc là đa số của nước này cũng là đa số của nước kia như người da trắng ở Anh với người da trắng ở Úc và một số nước khác.

Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn: + Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần trong cộng đồng người thể hiện bằng một tên gọi chung.

+ Ngôn ngữ. + Văn hoá.

Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân tộc của Chính phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu tiên công bố danh mục dân tộc ở nước ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo đó, đến thời điểm 1979 nước ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời điểm đó là có cơ sở khoa học và pháp lý. Tuy nhiên về thành phần dân tộc hiện nay, cũng còn ý kiến cho rằng qui định như ttrên có rộng quá không? Hay xếp một số nhóm (tộc người) vào một dân tộc có đúng không? Hoặc có ý kiến đề nghị công nhận thêm dân tộc... do đó chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khoa học và phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc.

- Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành phần dân tộc thì tên gọi của các dân tộc được xác định một cách rõ ràng. Đồng bào các

dân tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã được gọi theo đúng tên gọi của chính dân tộc mình. Khác với trước đây, dưới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã dùng những tên gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc như: Thổ (Tày), Mán (Dao), Mèo (Mông), Mọi (chỉ chung một số dân tộc ở miền núi)... tuy nhiên về tên dân tộc trong thời kỳ ban hành trước đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo giọng nói nên khi đọc có dân tộc đã có người đọc sai một ly đi một dặm như HMông đáng lẽ phát âm gần giống như từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi là "Hơ Mông" là sai hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)