NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 38 - 42)

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG

B. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Bên cạnh những thắng lợi nêu trên, cũng còn những tồn tại như sau:

1. Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến sản xuất ở một số nơi tăng chậm. Do đó tuy đã có sự tiến bộ như trên nhưng bình quân về lương thực và thu nhập vẫn còn rất thấp, đời sống chậm được cải thiện, đặc biệt có nơi chưa có gì thay đổi so với trước. Ví dụ như Cao Bằng, bình quân lương thực đầu người năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg hoặc Yên Bái nếu năm 1997 là 253,4kg thì năm 1998 là 240,2kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng có tình trạng giảm như vậy.

- Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Ví dụ: Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc đầu năm 1999 cho thấy:

Tính theo vùng:

Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay là 18,98% trong khi tỷ lệ đó ở khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ còn 7,22%, tức là khoảng cách giữa hai vùng đã chênh lệch với nhau hơn 2,6 lần. Hoặc như tỉnh Đăk Lăk, năm 1998, mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực I (theo phân khu vực miền núi của Uỷ ban dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu nhập bình quân tại khu vực III chỉ được 1.430.000đ/người. Chênh nhau tới 3,78 lần

Tính theo dân tộc

Theo tài liệu điều tra phân loại giầu, nghèo ở một số điểm cho những chỉ số như sau:

Tỉnh Dân tộc Điểm khảo sát

Mức độ giầu nghèo

Khá và

giàu Trung bình Nghèo

Lai Châu Kinh Si La Xã khu vực I Xã khu vực III 44,4% 0 51,21% 6,25% 4,5% 93,75% Hà Giang Dao Mông Xã khu vực I Xã khu vực III 14,1% 0 46,9% 39,20% 39,0% 51,66%

Ninh Thuận Chăm Raglai Xã khu vực I Xã khu vực III 4,53% 1,4 khá 39,35% 20,70% 56,12% 77,90%

ĐăkLắk Ê đê MNông Xã khu vực I Xã khu vực III 52,53% 7,30% khá 32,32% 25,60% 15,15% 67,10% Hưng yên Kinh Xã trung bình 53%,11% 32,39% 14,50%

- Thực hiện cơ chế thị trường, đối với miền núi và vùng cao nảy sinh khó khăn mới như không có thị trường hoặc không cạnh tranh nổi trong điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều nơi làm ra sản phẩm, nhưng lại không có người mua. Do đó khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa. Chẳng hạn lấy thu nhập làm chuẩn, thu nhập chung của cả nước bình quân hơn 200 USD đầu người/năm thì miền núi và vùng dân tộc thiểu số như Hà Giang là 80 USD (1995), đến năm 2000 phấn đấu thu nhập gấp đôi, số này sẽ là 400 và 160 như vậy về tỷ lệ thì như nhau nhưng khoảng cách 160/400 lại rộng hơn so với 80/200.

2. Bộ phận đồng bào còn sống du canh, du cư là bộ phận dân cư nghèo khổ nhất, còn hơn 1 triệu người và xu hướng du cư lại tiếp tục tăng lên. Mấy năm gần đây rộ lên làn sóng chuyển cư từ phía Bắc vào phía Nam, không theo kế hoạch chúng ta gọi là di cư tự do đã gây không ít khó khăn cho địa phương nơi dân đi cũng như địa phương nơi dân đến.

Tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá, mấy năm qua rừng tự nhiên bị suy giảm về diện tích là 143.714 ha, bình quân mỗi năm thiệt hại hơn 23.952ha, nhiều địa phương cho rằng số rừng bị phá chắc chắn còn cao hơn số này tới 4 lần. Số rừng trồng mới không bù được số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích được che phủ bình quân cả nước chỉ còn 28,2%, có nơi còn thấp như Cao Bằng 12%...

3. Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ của đồng bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so với đồng bằng.

- Phát triển giáo dục phổ thông ở vùng cao còn rất khó khăn. Học sinh lớn tuổi bỏ học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít hoc sinh; tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù chữ và không biết tiếng phổ thông đến 80-90%.

- Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn rất thấp, một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, cúng bái, mê tín, theo "Vàng chứ" còn tồn tại và có nơi tăng lên.

- Cơ sở y tế xã còn yếu, có nơi không có người làm việc hoặc có cán bộ y tế nhưng không có thuốc. Bệnh sốt rét vẫn còn là mối đe doạ đến tính mạng của đồng bào, bệnh bướu cổ còn phổ biến ở nhiều vùng. Số bệnh nhân phong và lao còn lớn, nhất là ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt có xóm, làng 40% người mắc bệnh này. Đại bộ phận vùng dân tộc thiểu số thiếu nước sạch, đặc biệt một số vùng thiếu cả nguồn nước vì đã không còn nguồn sinh thuỷ là rừng như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Lục Khu, Hà Quảng (Cao Bằng)...

4. Việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc còn nhiều hạn chế và thiếu sót.

- Trừ một số tỉnh có đội ngũ cán bộ dân tộc tương đối đồng đều về cơ cấu lãnh đạo, chuyên môn và quản lý kinh tế - xã hội, còn nói chung nhiều tỉnh miền núi mới chỉ có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý phần lớn là từ nơi khác đến.

- Giáo viên và cán bộ y tế phần lớn là ở xuôi lên, ví dụ như huyện Tủa Chùa trên 80% dân số là người Mông nhưng mới có 4 giáo viên là người Mông trong tổng số hơn 300 giáo viên của huyện.

- Một số địa phương do cơ cấu dân số thay đổi nên việc sử dụng cán bộ dân tộc đã không được chú ý như trước, dẫn đến sự băn khoăn của đồng bào đó là điều thực tế đã diễn ra ở một số nơi.

- Tỷ lệ cán bộ được đào tạo có trình độ đại học và trên đại học không những đã quá thấp mà sự chênh lệch còn quá lớn như Tày là 1,8%, Nùng 0,7%, Thái 0,3%, Mường 0,7%, Dao 0,1%, Mông 0,06%... (so với dân số). Việc thực hiện một số chính sách còn bị lệch lạc và tiêu cực như cử tuyển, dân tộc nội trú và thi cử, nếu những tiêu cực không được khắc phục thì tác dụng sẽ ngược lại với mục đích tốt đẹp của những chủ trương chính sách đó.

5. Do những tồn tại trên, nên mặc cảm giữa các dân tộc chưa được xoá bỏ triệt để, từng nơi, từng lúc việc đoàn kết dân tộc lại phát sinh vấn đề mới, nếu không xử lý tốt dễ làm phức tạp vấn đề. Cơ cấu dân số ở miền núi đã và sẽ còn thay đổi như ở Tây Nguyên trước năm 1975, cư dân dân tộc thiểu số là chủ yếu thì ngay nay đã trở thành số ít, từ đó phản ánh vào sự cấu tạo trong bộ máy nhà nước như có nhiều địa phương đại biểu HĐND trước đây hầu hết là người dân tộc thiểu số, nay chỉ còn một vài người; cơ cấu cán bộ chủ chốt ở xã, huyện cũng có thay đổi tương

tự, một vài nơi chưa nhận thức được vấn đề cốt lõi của chính sách dân tộc là tuy cơ cấu dân số có thay đổi nhưng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Đó là những vấn đề lớn, cần có sự quan tâm thích đáng trong chính sách dân tộc vì nó không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà nó còn có ý nghĩa quốc tế.

6. Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý là:

- Tình hình di biến động dân cư tương đối lớn, hàng chục vạn người thuộc nhiều dân tộc di cư từ vùng cao xuống vùng thấp, từ phía Đông sang phía Tây, từ phía Bắc vào phía Nam. Dòng di cư này vẫn còn đang tiếp diễn. Việc di dân có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là vùng cao thiếu đất sản xuất và đất đai đã bạc màu, đời sống khó khăn, cần phải đi đến chỗ có điều kiện sinh sống tốt hơn.

- Tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các địa phương, phần lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo luật tục chứ không theo luật pháp. Số đồng bào du canh, du cư không có đất đai ổn định để sản xuất, đồng bào Khơme Nam Bộ có đến 6% số hộ không có đất sản xuất (gọi là trắng tay) do nghèo đói đã cầm cố, sang nhượng hết.

- Một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc như "Vàng Chứ" phát sinh ở một số vùng của đồng bào Mông và một số dân tộc khác, nếu không ngăn chặn sẽ có thể phá vỡ sự bền vững của văn hoá Mông.

- Một số tệ nạn xã hội như, nghiện hút, uống nhiều rượu, cờ bạc... vẫn còn tồn tại và một số nơi có chiều hướng tăng lên. Diện tích trồng thuốc phiện tuy đã bị đẩy lùi đáng kể, từ 20.000 ha xuống còn khoảng 200 ha (1998), nhưng vấn đề này không đơn giản, nếu chủ quan sẽ rất có thể phát triển trở lại rất nhanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)