PHẦN II THỰC TRẠNG BẠO HÀNH THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 85 - 86)

III. Công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam hiệnnay 1 Tình hình người cao tuổi trên thế giớ

3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên thế giới.

PHẦN II THỰC TRẠNG BẠO HÀNH THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM HÀ NỘ

VÀ TRẺ EM HÀ NỘI

* Nhóm 1 LCD2.CT4 đã tiến hành điều tra trên các khu vực của thành phố

Hà Nội như: Khu vực thành thị: Trung liệt – Đống Đa,Quan Hoa, Dịch vọng – Cầu Giấy.

Khu vực Nông thôn:Xuân Đỉnh – Từ Liêm, Kim Giang – Thanh Xuân, Cầu Diễn – từ Liêm

* Kết quả: Điều tra được 96 phiếu trẻ em, 84 phiếu phụ nữ, Đồng thời phỏng vấn sâu được một số phụ nữ, trẻ em và cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước. kết quả cụ thể như sau:

1.Thực trạng bạo hành gia đình tại Hà Nội

1.1Thực trạng bạo hành về thể chất đối với phụ nữ và trẻ em ở Hà Nội

Đối với phụ nữ

- Số người bị bạo lực 15/84 phiếu điều tra(17,85%)

Trong đó: - Thành Thị: 8/84 phiếu điều tra 9,52%, - Nông Thôn: 7/84%phiếu điều tra=8,33%

- Hình thức bạo hành thể chất đối với phụ nữ chủ yếu là bạo lực chân tay, ném đồ vật vào người, xô đẩy ngã.

- Những người bị bạo lực chủ yếu là những người không có việc làm, phụ nữ bị phụ thuộc kinh tế, phụ thuộc vào chồng(9/15 phiếu= 60% )

Trong đó: - Nông thôn: 4phiếu= 44,44% - Thành thị: 5phiếu= 55,55%

Những phụ nữ bị bạo hành thường là những phụ nữ không hiểu biết về luật phòng chống bạo lực gia đình (10/15 phiếu=66,6/%)

- Phản ứng khi bị bạo hành là im lặng, chấp nhận, chịu đựng để mong cuộc sống gia đình êm ấm.(12/15phiếu, nông thôn 8 phiếu, thành thị 4 phiếu)

- Các dịch vụ hỗ trợ: 11/15 phiếu chiếm 73,33% Trong đó: - Nông thôn: 0phiếu: 0% - Thành thị: 11phiếu: 100%

- Nông thôn thường thiếu các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình. ở thành phố thì các dịch vụ nhà tư vấn, tham vấn, hoà giải, các trung tâm… đã có

nhưng theo điều tra thì các chị em phụ nữ chưa biết hoặc chưa được tiếp cận các dịch vụ.

Đối với trẻ em

- Hiện nay, tình trạng bạo lực thể chất của trẻ em vẫn còn khá nhiều chiếm 25/96 phiếu điều tra tương ứng với 26,04%.

Trong đó, thành thị chiếm 12,50% (12/96 phiếu), nông thôn chiếm 13,54%(13/96)

Trong đó trẻ thường xuyên bị bạo lực thể chất chiếm 8,33%(8/96 phiếu) trong đó thành thị chiếm 3,12%(3/96 phiếu), nông thôn chiếm 5,20%(5/96 phiếu) - Hành vi bạo lực đối với trẻ; 17/25 phiếu trả lời bị đánh bằng roi vọt, tát… chiếm 68%, còn lại là ép học quá nhiều và mắng nhiếc, xỉ vả

- Những trẻ em bị bạo lực là trẻ hầu hết thuộc các gia đình làm ruộng hoặc buôn bán.

- Người gây hành vi bạo lực chủ yếu là bố, mẹ trẻ (100% số phiếu)

- Hầu hết trẻ bị bạo lực biết về quyền trẻ em nhưng chưa biết về luật phòng chống bạo lực gia đình và chưa biết đến những cơ quan, những dịch vụ hỗ trợ trẻ khi bị bạo hành. Vậy nên, trẻ thường âm thầm chịu đựng hoặc chỉ tâm sự với người thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)