III. Công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam hiệnnay 1 Tình hình người cao tuổi trên thế giớ
3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên thế giới.
3.1.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Xã Hữu Bằng Thạch Thất Hà Nộ
Hà Nội
Theo báo cáo của Ủy ban Dân số- Gia đình và trẻ em (năm 2008) 97% nạn nhân của các vụ bạo hành đều là phụ nữ- những người đã bị lấy đi cuộc sống bình an trong chính gia đình của mình. Vậy thì trẻ em là đối tượng ít bị bạo hành?. Nếu dựa vào các hình thức của bạo hành gia đình cũng như dấu hiệu của bạo hành thì con số mà trẻ em phải chịu nạn bạo hành cũng như dấu hiệu của bạo hành thì con số mà trẻ em phải chịu nạn bạo hành không phải là như vậy, bởi vì quan niệm của mỗi người về bạo hành là khác nhau, mức độ bạo hành đối với trẻ em là khác nhau hoặc có thể trẻ em không ý thức được vấn đề bạo lực gia đình.
Qua thu thập thông tin trên phiếu hỏi thì có tới 4/7 phiếu hỏi thừa nhận mình đã bị mắng nhưng chỉ có 2/7 cho rằng đã chứng kiến cảnh gia đình cãi nhau, va chạm. Còn một số em từ chối tiết lộ thông tin cá nhân hay lảng tranh câu trả lời của mình. Đây cũng là một trong số những khó khăn trong quá trình điều tra để có được con số sát thực.
Trẻ em vừa có thể là nạn nhân, vừa có thể là nhânh chứng của bạo hành. Những gia đình bạo hành thường để lại những di chứng nặng nề cho con cái của họ. Cũng theo kết quả điều tra thì có2/4 em sau khi bị mắng chửi tỏ ra im lặng âm thầm chịu đựng, không muốn giao tiếp với ai, và có 2/4 em trả lời sau khi bị bố mẹ mắng chửi thì trở nên tức giận, nóng nảy, gây gổ với người khác.
Nhưng dù dưới bất kỳ hình thức nào, lý do gì thì bạo hành trẻ em đều không thể chấp nhận được trong thời đại ngày nay.
Nếu như trình trạng bạo lực kéo dài sẽ khiến các em rơi vào tình trạng lãnh cảm, đặc biệt đối với các trẻ em gái, còn các trẻ em trai thì trở nên bướng bỉnh, khó bảo, gây gổ, hoạc hành giảm sút và biết đâu trong số đó rất nhiều em trở nên hư hỏng?
Khi tiếp xúc với bác cán bộ văn hóa xã hội xã, bá c đã thừa nhận là có thực tế như vậy, ngay cả con chúng tôi cũng thế thôi, không quát mắng, không đánh chúng nó thì làm sao chúng nó sợ...vạy là vô hình chung khi đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ mình là nó sợ, lảng tránh...? phải chăng đây là sự sai lầm của nhận thức?