Những giải pháp chủ yếu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 46 - 48)

V. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ

b. Những giải pháp chủ yếu:

1. Về địa bàn

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, cần chỉ đạo và đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Miền núi, bao gồm các tỉnh miền núi, tỉnh có miền núi và vùng dân tộc (ở đồng bằng) có số dân khoảng 22.600.000 người. Hiện nay phân thành ba khu vực theo trình độ phát triển để chỉ đạo và có giải pháp thích hợp đối với từng khu vực.

Khu vực I:

Gồm các trung tâm đô thị, thị trấn và khu vực công nghiệp, hiện nay có số dân trên 6,4 triệu người chiếm khoảng 28% dân số của toàn 3 khu vực. Cơ chế đầu

tư chủ yếu ở vùng này là huy động nguồn lực từ trong cộng đồng và vốn vay, tạo nên thị trường trong vùng và làm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng khác trong cả nước; phát triển với nhịp độ cao hơn mức bình quân cả nước để thúc đẩy sự phát triển của vùng và kích thích, lôi cuốn các vùng khác phát triển theo.

Khu vực II:

Gồm các xã còn khó khăn, chưa phát triển bằng khu vực I là vùng tiếp giáp giữa khu vực I với khu vực III là những vùng sâu, vùng xa, vùng cao; vùng này có số dân trên 9,6 triệu người chiếm 43% dân số của toàn 3 khu vực. GDP bình quân đầu người ở khu vực này năm 1994 bằng 70% mức trung bình của cả nước. Mật độ đường giao thông còn rất thấp, mới có 0,18km/km2

Cơ chế đầu tư đối với khu vực này là có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn từ cộng đồng và vốn tín dụng.

Xóa được đói, giảm được nghèo xuống dưới mức 15% vào năm 2000 và thực hiện 100% định canh, định cư.

Khu vực III:

Là khu vực khó khăn nhất, có số dân trên 6,5 triệu người, chiếm 29% dân số của toàn 3 khu vực, đây là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết cấu hạ tầng chưa có gì đáng kể, điều kiện sống và dịch vụ cực kỳ khó khăn, đất nông nghiệp thiếu, phần lớn sản xuất nông nghiệp độc canh cây lương thực trên nương rẫy, chưa có điều kiện tiến lên sản xuất hàng hóa; GDP bình quân đầu người năm 1994 chỉ bằng 31% mức trung bình trong cả nước, mật độ giao thông chỉ có 0,09km/km2, còn 464 xã chưa có đường đến trung tâm xã.

Để cho nhân dân các xã dân tộc ở khu vực này thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc và miền núi, ngày 31-7-1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa nhằm “ Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng”.

a. Giai đoạn 1998-2000:

- Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo.

Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hóa thông tin.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)