Về nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 44 - 46)

V. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ

a. Về nhiệm vụ

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Công nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, sắp xếp lại và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, phát triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống. Xây dựng các cơ sở vật liệu xây dựng, đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác khoáng sản. Hoàn thành đúng tiến độ các công trình thuỷ điện đang xây dựng và chuẩn bị các công trình mới ở Sơn La, Sông Gâm, Tây Nguyên... Phát triển công nghiệp miền núi phải bám sát theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sản xuất có thiết bị tiên tiến, không lạc hậu, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh được với cơ chế thị trường hiệnnay.

Nông - Lâm nghiệp:

- Giải quyết lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, không phải sản xuất lương thực tự túc hoặc với bất cứ giá nào. Vùng có điều kiện vẫn tiếp tục mở rộng diện tích, tạo ra đất đai ổn định để làm lương thực không du canh du cư. Thâm canh, tăng năng xuất bằng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thuỷ lợi, đồng thời giao lưu với các vùng, bảo đảm an toàn lương thực.

- Rừng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sinh thái, môi trường, trước mắt cần thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đóng cửa rừng, đồng thời khoanh nuôi, trồng mới để đến năm 2010 đưa độ che phủ lên trên 43%, hình thành một hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dùng, rừng sản xuất... đảm bảo an ninh môi trường cho đất nước và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc đóng cửa rừng chỉ là một biện pháp hành chính, có tính chất tình thế, phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để người dân sống trên vùng này làm giàu bằng phát triển rừng.

- Về phát triển cây công nghiệp dài ngày đưa diện tích từ 179 nghìn ha năm 1994 lên gấp đôi vào năm 2000 và những năm sau.

- Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.

- Gắn phát triển nông - lâm nghiệp với công tác định canh định cư, tiếp tục đầu tư theo dự án sớm hoàn thành công tác định canh định cư trong cả nước.

Kết cấu hạn tầng và dịch vụ:

- Về giao thông, đầu tư nâng cấp các đường quốc lộ, tuyến đường đến các huyện xã vùng cao. Đến năm 2005 hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Xây dựng đường Trường Sơn (Xa lộ Bắc - Nam) sẽ có ý nghĩa làm thay đổi vùng kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

- Về năng lượng, năm 2000 - 2005, 100% số huyện lỵ có điện, từ 80 - 90% số xã có điện (điện lưới quốc gia và thuỷ điện) và 100% số xã có điện vào trước năm 2010.

- Về thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, tu sửa và kiên cố hoá các công trình hiện có, bảo đảm trước tiên cho các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp tập trung, cung cấp nước cho công nghiệp và đô thị. Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn để đảm bảo đến năm 2005 có 80% số dân được dùng nước sạch.

- Xây dựng và phát triển đô thị, thị trấn nhất là vùng sâu, vùng xa cần nhanh chóng phát triển những trung tâm cụm xã để thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất hàng hoá phát triển. Phá thế tự cấp, tự túc, hình thành các điểm thương mại cấp vùng, thị xã, huyện và cụm xã. Chuyển dịch cơ cấu dân cư hiện nay chủ yếu là sản xuất nông

nghiệp, có một số dân tộc chỉ làm nông nghiệp tự cấp tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và cung cấp hàng hoá trong vùng. Phấn đấu xuất khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 20-30%.

- Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử của các vùng trong nước để phát triển du lịch, đồng thời phải có biện pháp để ngăn chặn những tiêu cực do du lịch gây ra và giữ vững được bản sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế.

- Thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình phát triển thông tin liên lạc đến năm 2000-2005 sẽ phủ sóng phát thanh và truyền hình hầu hết các vùng miền núi và dân tộc thiểu số, trên 90% số xã có trạm điện thoại và nhà bưu điện văn hoá xã.

- Phát triển mạnh mạng lưới y tế xã,thôn... bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, có đủ thầy thuốc, có cơ sở dược, bảo đảm cung cấp các loại thuốc thông thường, có phương tiện khám và chữa các loại bệnh thông thường cho nhân dân, kể cả những xã vùng sâu, vùng xa.

- Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi, mở rộng các hình thức giáo dục. Củng cố hoàn thiện hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú từ xã lên đến trường dự bị đại học ở Trung ương. Có cơ chế chính sách sao cho người nghèo cũng đi thi đại học được, việc cử tuyển vào trường dân tộc nội trú và đại học, cao đẳng phải đúng đối tượng theo quy định của chính sách dân tộc và Luật Giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)