III. Công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam hiệnnay 1 Tình hình người cao tuổi trên thế giớ
3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên thế giới.
3.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Xã Hữu Bằng Thạch Thất Hà Nộ
TRẺ EM TẠI XÃ HỮU BẰNG- THẠCH THẤT- HÀ NỘI
3.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại Xã Hữu Bằng- Thạch Thất- Hà Nội
3.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Xã Hữu Bằng- Thạch Thất-Hà Nội Hà Nội
Bạo lực gia đình hiện đã và đang xảy ra tại nhiều nơi, không riêng gì ở Hữu bằng- Thạch Thất- Hà Nội. Đây là khu vực nằm ở ngoại thành Hà Nội, nơi có trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế. Và một điều đáng chú ý là nơi đây nam nữ lập gia đình rất sớm, khi còn chưa đủ 18 tuổi(đây là sự thật qua lời kể của người dân và bản thân em đã có thời gian sống tại đây.)
Qua kết quả tìm hiểu thông tin bằng phiếu hỏi cho thấy bạo lực gia đình thường xảy ra chủ yếu dưới hình thức bạo lực bằng thể chất (như dùng tay chân đánh đập) và bạo lực tinh thần. Còn một số hình thức khác như bạo lực gây sức ép về kinh tế, bạo lực tình dục...thì ít xảy ra hơn và có biểu hiện chưa rõ ràng. Có tới 5/8 phụ nữ thừa nhận đã bị bạo lực về thể chất và tinh thần và có 2/8 phụ nữ bị bạo lực về mặt kinh tế, kiểm soát tài chính.
Tuy nhiên vì đây là chuyện xảy ra trong phạm vi gia đình mà người gây bạo lực gia đình lại chính là những thành viên trong gia đình đó. Vì vậy con số đưa ra ở trên đây chưa đúng với thực tế, bởi quan niệm về bạo hành mỗi người một khác. Có thể có nhiều người bị bạo hành mà ta không biết , hoặc họ không dám nói lên sự thật, vì e ngại, xấu hổ và vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng.”
Theo tin từ cán bộ phụ nữ xã được biết có những vụ xảy ra, được các chị em trong hội phụ nữ phản ánh lại nhưng khi có cán bộ phụ nữ đến tìm hiểu thì gia đình lại che giấu, có những chị bị chồng đánh bần tím mặt mày khi hàng xóm hỏi thì lấy lý do là ngã xe, vấp ngã để bao che cho chồng mình. Chính sự che giấu này đã vô tình góp phần duy trì hành vi bạo lực gia đình và làm cho cán bộ ở đây rất khó can thiệp, tiếp cận và hỗ trợ
Thông thường người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quan niệm “xấu chàng hổ ai”. Qua khảo xát bằng phiếu hỏi cho thấy khi xảy ra bạo lực những người phụ nữ muốn kêu cứu là muốn bỏ chạy là 2/5 phiếu, những người cam chịu là 3/5 phiếu
Trường hợp của cô Ng.T.O (xin giấu tên) ở số 97, đường 8/3, Hữu Bằng- Thạch Thất cô tâm sự: “hàng ngày cô đều phải ghi lại tất cả các khoản chi tiêu mà cô chi, đưa cho chồng xem”, vừa nói cô vừa rơi nước mắt, hôm nào mà chi nhiều thì chồng laij bảo: “sao mà chi nhiều thế...” thực tế là như vậy mặc dù kinh tế gia đình rất khá giả.
Có thể thấy được rằng người phụ nưc từ xưa tới nay đề cố mang trong mình tư tưởng chịu đựng, nhẫn nhịn miễn sao gia đình được êm ấm. Họ sợ chuyện vỡ ra bên ngoài mọi người sẽ chê cười, sợ gia đình, họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái phải xấu hổ với bạn bè...đa phần là họ không biết đến các dịch vụ hỗ trợ.