PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết Luận

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 96 - 99)

III. Công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam hiệnnay 1 Tình hình người cao tuổi trên thế giớ

3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên thế giới.

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết Luận

1. Kết Luận

Từ sự phân tích thực trạng bạo hành gia đình tại địa phương ta nhận thấy bạo hành gia đình không phải là vấn đề mới lạ đối với xã hội và khi nhắc đến cụm từ “bạo hành gia đình” có nhiều người cho rằng đó là sự tổn thương về mặt thể chất và tinh thần. Tuy nhiên không hẳn chỉ hiểu đơn giản như vậy mà bạo hành trong gia đình còn được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, chỉ khi nào mọi người có kiến thức về vấn đề này mới thấy được trọng trách là thành viên của mỗi gia đình.

Xã hội ngày càng phát triển, theo đó vị trí, vai trò của mỗi người trong gia đình cũng thay đổi hướng tới sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Song bên cạnh những gia đình được xem như là tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ, người già và trẻ em vẫn xảy ra ở khắp mọi nơi, mọi chỗ đến mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội. Vì vậy hãy bảo vệ gia đình, góp phần xây dựng một tổ ấm thực sự cho chính mình. Người phụ nữ khi thấy mình là nạn nhân của bạo lực gia đình đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội cũng như các cơ quan chức năng, không nên cam chịu trở thành nô lệ cho chính gia đình mình. 2. Kiến nghị

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và đứng thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước quyền trẻ em, những vấn đề này Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm. Điều luật đã có nhưng việc thực thi luật lại chưa nghiêm, chưa bao chùm lên đời sống xã hội. Chính vì vậy mà nạn bạo hành gia đình ngày càng tăng, các nạn nhân của bạo hành gia đình chưa được hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Theo ý kiến riêng của mình em xin đưa ra một số kiến nghi với mong muốn phần nào chung tay ngăn chặn xóa bỏ nạn bạo hành trong mỗi gia đình. Cụ thể là:

- Khuyến khích sự lên tiếng của nạn nhân, khi có những việc không giải quyết được trong nội bộ gia đình, nạn nhân cần phải lên tiếng cho cộng đồng, chình quyền, đoàn thể biết để bạo vệ giúp đỡ

- Các bậc cha mẹ những người phải có trách nhiệm đạo đức và dạy dỗ con cái sống theo trách nhiệm đó, vì đạo đức và hạn phúc luôn song hành trong cuộc sống của gia đình

- Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề bạo lực gia đình. Có thể thành lập ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình để trực tiếp tham gia, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh liên quan đến bạo lực gia đình.

- Ủy Ban Nhân Dân Xã nên phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình giúp người dân hiểu biết sâu hơn về luật phòng chống bạo lực gia đình

- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình và quyền bình đẳng giới nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và bạo lực gia đình.

- Các cấp các ngành cần quan tâm thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân và gia đình, các điểm tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình .

- Hệ thống văn bản pháp luật về bạo lực gia đình cần được bổ xung chỉnh sửa cho phù hợp.

- Cần triển khai sớm các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình.

Chuyên đề 5: Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Mục tiêu của chuyên đề:

- Kiến thức

+ Trình bày được những hiểu biết chung về các vấn đề có liên quan trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

+ Hiểu được đặc điểm tâm lý, các nguyên nhân bệnh lý gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.

+ Xác định được các nguồn lực và giải pháp trong việc trợ giúp, triển khai các chính sách của Nhà nước trong việc giúp đỡ trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ.

- Kỹ năng:

+ Tham vấn được cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

+ Thực hiện được theo đúng tiến trình khi trợ giúp nhóm đối tượng này

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:: Cẩn thận, chia sẻ và giúp đỡ người bị chậm phát triển trí tuệ.

Nội dung chuyên đề:

Chương 1. Tổng quan về rối loạn chậm phát triển trí tuệ 1. Khái niệm trí tuệ

Khái niệm

Trí tuệ thực sự không thể được định nghĩa rõ ràng, nó là sự tổng hợp của rất

nhiều khái niệm khác nhau như: trí thông minh, kiến thức, sự hiểu biết về con người, sự khiêm tốn, kinh nghiệm luận lý, văn hóa, hòa nhập, sự cởi mở, kỹ năng giải quyết vấn đề và phán xét.

Trí tuệ được xem như là tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người.

Trí tuệ có liên quan đến tất cả các hoạt động tâm thần đặc biệt là liên quan chặt chẽ với tư duy trong quá trình suy luận, phán đoán, lĩnh hội.

Nói đến trí tuệ tức là nói đến năng lực sử dụng đến mức tối đa vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được để hình thành nhận thức mới, phán đoán mới, giúp con người hoạt động có hiệu quả nhất trong thực tế cuộc sống.

Cơ sở hình thành trí tuệ đó là:

- Cầu trúc của não bộ

- Quá trình rèn luyện có hệ thống trong lao động trí óc và chân tay, trong tiếp xúc thực tiễn với xã hội loài người.

Khi vốn trí thức càng rộng, càng sâu thì trí tuệ của con người đó càng cao.

Có 2 loại rối loạn trí tuệ:

- Trí tuệ chậm phát triển - Trí tuệ sa sút.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)