Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 49 - 50)

V. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ

4. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.

Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì cán bộ là quyết định, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đề ra là rất đúng đắn. Vấn đề cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ do Đại hội đảng đề ra.

- Có quy hoạch đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số từ cơ sở cho đến trung ương, nghĩa là đề ra được nhu cần từng loại cán bộ trong từng thời kỳ theo mục tiêu, chiến lược cán bộ chung của cả nước và của các dân tộc được đào tạo sử dụng tương ứng với tỷ lệ dân số của dân tộc đó.

- Trên cơ sở quy hoạch đó, củng cố, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú xã lên đến Trung ương làm nhiệm vụ bồi dưỡng con em người dân tộc có đủ trình độ kiến thức để thi vào đại học. Cấp xã đào tạo trình độ cấp I, huyện

cấp II, tỉnh cấp III và trường dự bị đại học ở Trung ương, bồi dưỡng nâng cao trình độ để thi vào đại học. Hệ thống trường này phải được tiế tục củng cố hoàn thiện thêm cơ sở vật chất và chính sách chỉ đạo tuyển sinh chặt chẽ, theo dân tộc và địa bàn cụ thể, tránh tình trạng có dân tộc cán bộ đã nhiều, nhưng học sinh, sinh viên vẫn chiếm đa số là không hợp lý. Chủ trương cử tuyển vào đại học và cao đẳng chỉ là giải pháp tình thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có hiệu quả để tiến tới bỏ hệ cử tuyển hiện nay, học sinh học lên các cấp đều phải thi, có đạt trình độ thì mới cho lên. Có vậy mới đào tạo được nhân tài, nhà nước có chế độ, chính sách, tạo điều kiện để học sinh học giỏi thi đỗ chứ không phải châm chước hoặc cho thêm điềm để học lên cấp cao.

- Có chính sách thu hút và hưởng thụ thích đáng theo nguyên tắc phân phối theo lao động về tiền lương cho cán bộ công tác ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Chúng ta ra sức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người xuất thân ở vùng này, đồng thời cũng rất cần thiết có cán bộ từ nơi khác đến phục vụ lâu dài đồng bào các dân tộc. Do đó cần có hệ số lương theo như phân chia 3 khu vực hiện nay, có thể là công tác ở khu vực I hệ số lương bằng 1,1 lần, khu vực II là 1,5 khu vực III là 2 lần nghĩa là lên công tác ở khu vực III thì lương gấp đôi so với mức lương chung. Ngoài ra chúng ta cũng nên nghiên cứu từng bước và đến lúc nào đó sẽ có sự điều chuyển cán bộ giữa các vùng và các dân tộc. Cán bộ người miền núi, người dân tộc thiểu số có thể xuống công tác ở đồng bằng và ven biển, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ chúg ta đã làm như vậy. Cán bộ chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, sỹ quan đến cấp tướng, tư lệnh sư đoàn, quân khu chỉ huy các mặt trận chẳng phải đã có người dân tộc thiểu số đó sao, hoặc thời Pháp cũng có những người là dân tộc thiểu số xuống làm quan ở đồng bằng. Nếu như thực hiện từng bước cho đến khi xoá bỏ sự ngăn cách về cơ cấu dân tộc thì chính là lúc chúng ta đã thực hiện được sự bình đẳng, đoàn kết dân tộc một cách thực sự theo đúng nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)