Thực trạng giải pháp, chính sách, dịch vụ thực hiện phòng chống bạo lực gia đình ở Xã Hữu Bằng Thạch Thất Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 94 - 96)

III. Công tác xã hội cho người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam hiệnnay 1 Tình hình người cao tuổi trên thế giớ

3. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên thế giới.

3.4 Thực trạng giải pháp, chính sách, dịch vụ thực hiện phòng chống bạo lực gia đình ở Xã Hữu Bằng Thạch Thất Hà Nộ

Bạo lực gia đình đã và đang xảy ra từng ngày từng giờ trong cuộc sống. Nhiều người phải chấp nhân sống cùng nạn bạo lực trong suốt thời gian dài, vì không thể tìm ra lối thoát cho chính bản thân mình

Qua phỏng vấn sâu cán bộ văn hóa xã được biết, hiện nay ở địa phương chưa có giải pháp nào khả thi, mới chỉ có là hình thức tuyên truyền, giáo dục qua đài truyền thanh xã. Các dịch vu tư vấn không có. Có tới 3/5 phụ nữ cho biết sau khi có

hành vi bạo hành họ tìm đến người thân, hàng xóm để giải tỏa và có 1/5 phụ nữ mong muốn được hỗ trợ, giúp đỡ từ hoạt động tư vấn nhưng chưa tiếp cận được dịch vụ này.

Luật phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực hơn 1 năm, điều đó thể hiện chủ trương của Đảng va Nhà nước trong vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, theo phản ánh của bác cấn bộ văn hóa xã: do kinh phí cấp cho công tác gia đình hầu như không có nên các hoạt đọng tuyên truyền, tập huấn phải tổ chức thông qua các buổi lồng ghép. Do đo cũng làm hạn chế tính hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Mặt khác, do phong tục, tập quán của dân tộc ta nên nhiều người không thích pháp luật can thiệp vào đời sống của họ, kế tiếp là các nạn nhân thường che giấu, họ xem đây là vấn đề tế nhị và muốn giữ thể diện cho chồng, chị em cố tạo vẻ bề ngoài hạnh phúc cho con cái vui vẻ, hàng xóm không chê cười.

Như vậy luật phòng chống bạo lực gia đình chưa đi sâu vào thực tế, theo khảo sát thông qua bảng hỏi cho thấy có tới 3/4 trẻ em không biết về luật phòng chống bạo lực gia đình và có 1/4 em đã biết về luật phòng chống bạo lực gia đình, 4/4 em cho biết ở địa phương không có dịch vụ hỗ trợ nào về bạo lực gia đình.

Thiết nghĩ việc giải quyết nạn bạo hành không phải là một sớm một chiều, song có thể nói vấn đề đạo đức cần được đặt ra như một trọng trách đối với các thành viên của mỗi gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các chuyên đề Công tác xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)