2.4.4.1. Tính cụ thể và trừu tượng
- Tính cụ thể: nội dung môn học bao gồm những kiến thức về mạch điện, các sơ đồ mạch điện và đặc biệt là các bài tập giải quyết các vấn đềthực tế. Những kiến thức này sinh viên sẽ được tiếp cận qua những thiết bị thực tế, các mô hình mô phỏng của giáo viên trong giờ lý thuyết và giờ thực hành.
- Tính trừu tượng: phản ánh trong hệ thống các khái niệm, các nguyên lý kỹ thuật mà sinh viên không thể trực tiếp tri giác được. Ví dụ: khái niệm về vòng quét, lập trình tuyến tính, lập trình cấu trúc, các nguyên lý mạch điện… Để tiếp thu được những kiến thức này đòi hỏi sinh viên phải tư duy.
2.4.4.2. Tính tổng hợp và tích hợp
- Tính tổng hợp: Để sinh viên hiểu và làm được thì sinh viên phải nắm vững kiến thức và đã có các kỹ năng của các module đã học. Vì các bài học dựa trên sự tổng hợp kiến thức của các module trước đó. Ví dụ, module trang bị điện, máy điện, kỹ thuật cảm biến, PLC cơ bản,…
- Tính tích hợp: môn học ứng dụng những kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: toán, lý, hóa, máy điện, lý thuyết mạch, tin học,… các môn học này có mối liên quan, thống nhất với nhau để phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể.
2.4.4.3. Tính ứng dụng – thực tiễn
Các bài tập trong chương trình đều có tính ứng dụng thực tế trong đời sống sản xuất. Đặc biệt từ các bài tập cơ bản đó sinh viên có thể vận dụng và ghép lại để thành bài toán phức tạp để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Do đó ngoài kiến thức
mang tính lý thuyết đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức công nghệ và khả năng vận
dụng vào sản xuất.
Từ những đặc điểm trên của modul mà khi giảng dạy modul này giáo viên cần thiết phải sử dụng BGĐT và phần mềm mô phỏng cho những bài tập mang tính trừu tượng và thựctiễn.