Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính
tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
Vị trí PTDH của phương tiện trong dạy học kỹ thuật : PTDH đóng một vai trò quan trọng trong dạy học, đặc biệt là trong dạy học kỹ thuật. Sơ đồ vị trí của PTDH trong dạy học kỹ thuật đã cho ta thấy, dạy học có các yếu tố bên trong là hoạt động thống nhất của mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các yếu tố bên ngoài là điều kiện về con người, văn hoá, xã hội. Nội dung bài giảng là yếu tố quyết định cấu trúc của PTDH. PPDH và phương tiện có quan hệ chặt chẽ với nhau, phương pháp khác nhau thì phải chọn phương tiện khác nhau. Việc sử dụng PTDH hợp lý giúp cho PPDH phát huy hơn nữa hiệu quả của nó.
ĐK
con người hóa, ĐK văn xã hội
Tác động đến văn hóa xã hội Tác động đến con người
Mục tiêu Nội dung
Phương tiện Phương pháp Trường Dạy học Lĩnh vực điều kiện Lĩnh vực quyết định
Hình 1.4: Vị trí của phương tiện dạy học trong dạy học kỹ thuật
- Trong tài liệu nhập môn công nghệ dạy học hiện đại định nghĩa : ″ Quá trình dạy học là một quá trình xã hội. Về hình thức, đó là quá trình hoạt động tương tác giữa người dạy (hoạt động dạy) và người học (hoạt động học)″. Từ định nghĩa quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của sinh viên. Song, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học. Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình... Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của người sinh viên những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những hình ảnh trực quan cảm tính dẫn đến sinh viên hiểu bản chất của hiện tượng hoặc sự vật. Việc chuyển hoá đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái niệm trừu tượng. Với điều đó, những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết.
Đối với giáo viên, PTDH là trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn hình thành tư duy trừu tượng cho sinh viên. Ở giai đoạn này những
hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư
duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh. Ở giai đoạn kết thúc sự nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật cần phải chỉ cho sinh viên sự vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ khó đạt dược nếu thiếu sử dụng những PTDH. Vì vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và ở cả giai đoạn giới thiệu cho sinh
viên sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên cứu cũng cần phải
sử dụng những PTDH. Đối với người học, PTDH là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung quanh.
Những điều trình bày ở trên đã nói lên vai trò và tác dụng của PTDH không
chỉ trong hoạt động nhận thức của SVmà cả trong việc thực hiện những chức năng quan trọng đối với hoạt động dạy của người GV, khi làm tăng khả năng của họ như là nhà giáo dục, như một nguồn thông tin, nhà tổ chức và người kiểm tra, kiểm soát. Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, PTDH đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng người GV khỏi nhiều công việc có tính chất thuần tuý kỹ thuật trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với SV. PTDH tạo khả năng vạch ra một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng dể hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành cho họ động cơ học tập đúng đắn. Như vậy, PTDH là một trong những thành phần của quá trình dạy học. Nó có vai trò quyết định hiệu quả của quá trình dạy học. Điều quan trọng là phải lựa chọn những phương tiện phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ trong cả quá trình dạy và học.