Sổ kế toán sử dụng cho kế toán nguyên liệu vật

Một phần của tài liệu 132 kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU TRONG CÔNG TY cổ PHẦN PRIME TIỀN PHONG (Trang 40 - 48)

vật liệu và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính:

Hiện nay theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức kế toán áp dụng đó là: - Hình thức Chứng từ ghi sổ

- Hình thức Nhật ký chứng từ - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức trên máy vi tính

Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ và điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một loại hình thức kế toán phù hợp với nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt

- Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Chứng từ ghi sổ

Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Chứng từ:

- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Sổ Cái và các Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

- Sổ Nhật ký chung: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, thực hiện phản ánh theo mối quan hệ đối ứng tài khoản. Bên cạnh đó có thể mở thêm sổ: Nhật ký thu tiền, Nhật ký bán hàng...

- Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Có thể sử dụng sổ Cái các TK 511, 632,642...

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:

+ Sổ theo dõi thuế GTGT. + Thẻ tính giá thành sản phẩm.

+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán...

NHẬT KÝ CHUNG

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký

đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi

tiết Sổ Cái

Báo cáo tài chính Bảng cân đối

Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Trình bày thông tin về kế toán nguyên liệu vật liệu trên Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Nguyên liệu vật liệu được trình bày trên các Báo cáo tài chính:

Trích Bảng cân đối kế toán năm (B01):

Số cuối năm: Lượng nguyên liệu vật liệu còn tồn kho được thể hiện trên chỉ tiêu: ‘Hàng Tồn Kho’ Mã số 140 = Mã số 141 + 149

Số đầu năm: được lấy từ cột “Số cuối năm” của B01 năm trước.

Trích Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng đầy đủ (B01):

Số cuối quý: Lượng nguyên liệu vật liệu còn tồn kho được thể hiện trên chỉ tiêu: ‘Hàng Tồn Kho’ Mã số 140 = Mã số 141 + 149

Số đầu năm: được lấy từ cột “Số cuối năm” của B01 năm trước

Trích Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng tóm lược (B01):

Số cuối quý: Lượng Nguyên liệu vật liệu còn tồn kho được thể hiện trên chỉ tiêu: ‘Hàng Tồn Kho’ Mã số 140

Số đầu năm: được lấy từ cột “Số cuối năm” của B01 năm trước

+ Thuyết minh Báo cáo tài chính (B09): trình bày cụ thể hơn các vấn đề liên quan nguyên liệu vật liệu như chính sách đánh giá, tính giá, lập dự phòng,.. cho nguyên liệu vật liệu. Giải trình rõ hơn các nghiệp vụ kinh tế phức tạp liên quan nguyên liệu vật liệu. Đối với nguyên liệu vật liệu Thuyết minh Báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu liên quan đến nguyên liệu vật liệu bao gồm: các quy định kế toán áp dụng trong việc đánh giá nguyên liệu vật liệu bao gồm cả phương pháp tính giá trị nguyên liệu vật liệu, tổng giá gốc của nguyên liệu vật liệu và giá gốc từng loại nguyên liệu vật liệu được phân loại phù hợp với đơn vị, tổng giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên liệu vật liệu đã dùng thế chấp, cầm cố như sự đảm bảo cho những khoản vay.

1.2.7 Kế toán nguyên liệu vật liệu trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán

Sổ quỹ

Sổ Cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ chi tiết kế toán Phần mềm kế toán

Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán áp dụng phần mềm Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu

 Các công việc cần thực hiện trong điều kiện áp dụng kế toán máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức khai báo ban đầu.

Tổ chức khai báo ban đầu là tổ chức khai báo danh mục các đối tượng quản lý. Đối với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh kế toán cần khai báo các danh mục đối tượng quản lý như: danh mục tài khoản, danh mục hàng hóa, danh mục , danh mục người mua, danh mục người bán, danh mục nhân viên bán hàng…

Thực hiện mã hóa các đối tượng quản lý bằng cách gắn cho mỗi đối tượng một ký hiệu theo quy luật, nguyên tắc nhất định. Trình tự tiến hành mã hóa các đối tượng như sau:

- Xác định hệ thống đối tượng cần mã hóa.

- Lựa chọn phương pháp mã hóa theo một trong bốn phương pháp sau: phương pháp mã số gợi nhớ, phương pháp mã số phân cấp, phương pháp mã số liên tiếp, phương pháp mã số tổng hợp.

- Triển khai mã hóa.

+ Tổ chức cập nhật dữ liệu

Đây là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng phần mềm kế toán, đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nhập dữ liệu là làm việc với giao diện nhập liệu. Căn cứ để nhập là các chứng từ liên quan. Khi nhập dữ liệu phát sinh yêu cầu phải nhập từng chứng từ, chi tiết theo các chỉ tiêu của loại chứng từ tương ứng.

Tổ chức nhập thông tin kế toán thường có các bước sau: Cập nhật số liệu ban đầu, cập nhật số phát sinh trong kỳ và thực hiện công việc cuối kỳ kế toán.

Các chứng từ chủ yếu để cập nhật trong kế toán nguyên vật liệu là: phiếu chi, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp nhằm hiểu rõ hơn vai trò, bản chất của kế toán nguyên liệu vật liệu đối với việc sử dụng và quản lý nguyên liệu vật liệu có hiệu quả để giảm chi phí giá thành làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản của kế toán nguyên liệu vật liệu: khái niệm, phân loại, đánh giá nguyên liệu vật liệu, kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nguyên vật liệu…

Ngoài ra luận văn còn đề cập đến các mẫu chứng từ, mẫu sổ tương ứng với các hình thức kế toán trong doanh nghiệp trong công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, đây cũng là cơ sở để luận văn đi vào phản ánh thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Prime Tiền Phong trong chương 2 và kiến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu 132 kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU TRONG CÔNG TY cổ PHẦN PRIME TIỀN PHONG (Trang 40 - 48)