Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và tư ván ac – CHI NHÁNH hà nội THỰC HIỆN (Trang 32)

Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau, do đó đồng thời với việc đánh giá và phân bổ trọng yếu KTV cần xác định rủi ro đối với khoản mục CPBH và CPQLDN

Qua việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh KTV cần xác định sơ bộ các rủi ro. Đối với các rủi ro tại giai đoạn lập kế hoạch cần xác định rõ tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro đó. Các thủ tục kiểm tra cơ bản này được bổ sung vào chương trình kiểm tra cơ bản của các tài khoản tương ứng

Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp cho dù có hay không có hệ thống KSNB

Các yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro tiềm tàng của khoản mục CPBH và CPQLDN:

 Công việc sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, giai đoạn của sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hai loại chi phí này, các yếu tố tác động của ngành nghề, địa điểm, tính chất thời vụ, sự biến động của thị trường, đối thủ cạnh tranh...

 Bản chất của khoản mục CPBH và CPQLDN tương đối phức tạp gồm nhiều loại chi phí

 Bản chất của hệ thống kế toán và thông tin đối với CPBH và CPQLDN Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát không ngăn ngừa hết hoặc không sửa chữa kịp thời

Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán

Hệ thống KSNB thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng trong việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB bằng cách phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần của hệ thống KSNB: (1) môi trường kiểm soát, (2) quy trình đánh giá rủi ro, (3) giám sát các hoạt động kiểm soát

Đối với kiểm toán CPBH và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tin sau về hệ thống KSNB:

 Môi trường kiểm soát

- Tìm hiểu về phong cách điều hành và các triết lý của các nhà quản lý doanh nghiệp: Quan điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài của hoạt động kinh doanh, thái độ của các nhà quản lý đối với hệ thống KSNB, phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro

- Cấu trúc tổ chức: Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý hoạt động kinh doanh của đơn vị không, cơ chế ủy ban kiểm tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào: kiểm toán nội bộ có tổ chức kiểm tra độc lập không?

- Phân định quyền hạn, trách nhiệm: Doanh nghiệp có các chính sách và thủ tục cho việc ủy quyền và phê duyệt các nghiệp vụ liên quan đến CPBH và CPQLDN ở mức độ phù hợp không, có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với hoạt động được phân quyền hay không

- Hệ thống kế toán

- Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến CPBH và CPQLDN

- Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH và CPQLDN: Quy định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp, các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, quảng cáo, các định mức về chi phí bảo hành, điện nước, điện thoại

- Quy định về phê duyệt chứng từ. Việc hạch toán CPBH và CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào, chứng từ có theo mẫu do Nhà nước quy định không, có đầy đủ chữ ký, hợp pháp, hợp lệ không?

Ngoài ra KTV còn tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí phát sinh

1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN

Thực hiện kiểm toán thực chất là triển khai các nội dung kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán cho các nội dung và các mục tiêu đã được thiết lập. Để đạt được điều này, KTV cần phải áp dụng các phương pháp kiểm toán và các thủ tục kĩ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Công việc kiểm toán được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu

Nội dung của giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm:

1.3.2.1 Khảo sát KSNB đối với khoản mục CPBH và CPQLDN

Mục tiêu: Việc khảo sát về kiểm soát nội bộ với khoản mục CPBH và CPQLDN nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó, KTV sẽ có kết luận về mức độ rủi ro kiểm soát phù hợp, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH và CPQLDN

Nội dung:

- Xem xét các chính sách, quy định của khách hàng đối với việc hạch toán đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định, kế hoạch CPBH, CPQLDN năm nay so với năm trước trong thực tế, đánh giá hiệu quả của các quy định đó.

- Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả của các thủ tục về bán hàng, quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán.

- Đối với các khoản chi như chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài, …cần kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt, đó là: có đầy đủ chứng từ gốc, hoá đơn, các chứng từ đầy đủ dấu, chữ ký, hợp lý hợp lệ. Kiểm tra xem có hay không sự kiểm soát định kỳ đối với các chi phí như: chi phí vận chuyển hàng bán, các chi phí do nhân viên tự quyết định để đảm bảo số tiền chi ra là hợp lý và trong định mức của đơn vị.

- Khi khảo sát CPBH và CPQDN, KTV thường kết hợp cùng với khảo sát chi phí khấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền,… ở các chu kỳ khác:

+ Kiểm tra xem những TSCĐ đang được trích khấu hao có thật sự được dùng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp không, phương pháp trích khấu hao có nhất quán và đã đăng ký với cơ quan thuế hay chưa.

+ Kiểm tra trình tự xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

- Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát đối với việc tập hợp, phân loại, ghi nhận, cộng sổ và chuyển sổ CPBH, CPQLDN. Kiểm tra xem có sự đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không.

- Kiểm tra từ đầu đến cuối diễn biến qua từng bước của một số nghiệp vụ trọng yếu cụ thể đã được ghi lại trong sổ cái để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong quá trình hạch toán một nghiệp vụ đến khi vào sổ cái. Đối với những thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết cần tiến hành phỏng vấn người có liên quan: Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên, kế toán trực tiếp hạch toán, ….Ngoài ra nếu cần có thể tham khảo tài liệu của kiểm toán nội bộ.

Phương pháp:

- Chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ. Trong đó, KTV đi sâu vào khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào việc khảo sát chi tiết đối với kiểm soát.

- Quá trình khảo sát chi tiết đối với khoản mục CPBH, CPQLDN dựa trên cơ sở dẫn liệu và mục tiêu đã đề ra, đồng thời áp dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để đánh giá bằng chứng kiểm toán.

- Kết hợp với các phương pháp quan sát trực tiếp, phỏng vấn khách hàng, kiểm tra đối chiếu

1.3.2.2Khảo sát cơ bản đối với khoản mục CPBH và CPQLDN a) Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản

Khi kiểm toán CPBH và CPQLDN kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật phân tích sau:

 So sánh CPBH và CPQLDN thực tế kỳ này với kỳ trước, thực tế với kế hoạch, dự toán đã điều chỉnh theo sản lượng, doanh thu, ...mọi sự biến động cần tìm hiểu nguyên nhân để xem xét tính hợp lý

 So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu và thu nhập khác thực tế giữa kỳ này với kỳ trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (có thể là số bình quân ngành) để xem xét khả năng có biến động bất thường không

 Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH, CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kỳ này với kỳ trước để phát hiện biến động bất thường, nếu có cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận

 So sánh CPBH và CPQLDN trên Báo cáo tài chính kỳ này với số ước tính của kiểm toán viên về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này nhằm phát hiện biến động bất hợp lý (nếu có)

KTV cũng cần kết hợp với phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan trong mối quan hệ với sự biến động của CPBH và CPQLDN để có thể xét đoán rủi ro và đưa ra định hướng kiểm tra chi tiết phù hợp

b) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản

CPBH và CPQLDN bao gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau, những khoản mục chi phí này thường đã được khảo sát và kiểm tra số liệu liên quan ở các chu kỳ khác nên khi kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV thường kết hợp kết quả kiểm toán ở các chu kỳ khác. Khi kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV thường quan

tâm đến những khoản chi phí có số tiền lớn, dễ có gian lận, sai sót như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên, chi phí khác bằng tiền...

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ CPBH và CPQLDN - Thủ tục kiểm tra:

+ Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết từng khoản chi phí, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với bảng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng điều khoản chi phí xem có phù hợp không.

+ Đối với các khoản chi phí có liên quan đến các khoản mục khác như chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, … kiểm toán viên thực hiện đối chiếu với kết quả kiểm tra (giấy tờ làm việc) của các kiểm toán viên khác để có kết luận cho phù hợp

+ Đối với các khoản chi phí bất thường, KTV cần chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc phát sinh chi phí và kiểm tra việc tính toán, đánh giá giá trị ghi sổ nghiệp vụ, kiểm tra việc ghi chép các khoản chi phí từ chứng từ vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp CPBH và CPQLDN xem có ghi sổ đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ, cộng dồn và chuyển sổ đúng hay không.

+ Đối với các khoản chi phí bằng tiền: KTV tiến hành đối chiếu với kết quả kiểm toán tiền, chọn mẫu kiểm tra chứng từ và sổ kế toán chi tiết để kiểm tra căn cứ hợp lý, kiểm tra việc tính toán đánh giá và ghi sổ các nghiệp vụ xem có đầy đủ và đúng đắn không.

+ Đánh giá việc phân loại các khoản chi phí có đảm bảo tính đúng đắn không bằng cách đọc nội dung các khoản chi phí trong sổ kế toán chi tiết nhằm phát hiện những khoản chi phí không được phép hạch toán hoặc không được xem là chi phí hợp lý + Kiểm tra việc tính toán, phân bổ CPBH, CPQLDN trong kỳ xem có đúng đắn, hợp lý, nhất quán không

+ Kiểm tra việc trình bày, công bố các khoản CPBH và CPQLDN trên BCTC có phù hợp, đúng đắn không

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình và tập hợp cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp thông tin, ghi chú, điều chỉnh, kết luận về các phần hành đã giao cho KTV và trợ lý kiểm toán trong nhóm kiểm toán. Trong đó có khoản mục CPBH và CPQLDN

Các công việc trong giai đoạn này đối với khoản mục CPBH và CPQLDN:

 Đánh giá về các bằng chứng kiểm toán: KTV xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo tất cả các nội dung đã được hoàn thành và có đầy đủ bằng chứng. Nếu nhận thấy các bằng chứng kiểm toán thu thập được vẫn chưa đầy đủ thì kiểm toán viên tiếp tục thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong kết luận kiểm toán

 Sai phạm đã tìm ra khi kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết luận về mức độ của sai phạm, các bút toán điều chỉnh sai phạm.

 Nguyên nhân của sai lệch

 Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được chưa

 Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Vấn đề theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)

 Ngoài ra, kiểm toán viên cũng cần chú ý các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ. KTV cần xem xét sự kiện này và ảnh hưởng của nó tới CPBH và CPQLDN

 Cuối cùng KTV tổng hợp kết quả kiểm toán và trình bày kết quả kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thập được trên Biên bản kiểm toán

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh HàNội Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thành lập ngày 19 tháng 12 năm 2003 và hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký DN số 0300449815 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C.

Tên tiếng nước ngoài: A&C AUDITING AND CONSULTING COMPANY Tên viết tắt: A&C CO., LTD.

Mã số thuế: 0300449815.

Người đại diện pháp luật: Ông Võ Hùng Tiến- Tổng giám đốc, Ông Lê Hữu Phúc – Phó Tổng giám đốc.

Email: kttv@a-c.com.vn Website: a-c.com.vn.

Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động liên quan đến Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn thuế.

Công ty có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và ba chi nhánh tại Hà Nội, Cần Thơ và Nha Trang.

- Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 02 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 35.472.972 Fax: (84.8) 35.472.970

Email: kttv@a-c.com.vn - Chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ: 40 Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 37.367.879 Fax: (84.4) 37.367.869

Email: kttv.hn@a-c.com.vn - Chi nhánh Nha Trang

Địa chỉ: Lô STH 06A.01, Đường số 13, KĐT Lê Hồng Phong II, Phường Phước Hải, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Điện thoại: (84.58) 246 5151 Fax: (84.58) 246 5806

Email: kttv.ntr@a-c.com.vn

- Chi nhánh Cần Thơ

Địa chỉ: I5-13 Võ Nguyên Giáp, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ Điện thoại: (84.710) 3764.995 Fax: (84.710) 3764.996

Email: kttv.ct@a-c.com.vn

Quá trình phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

Sự hình thành và phát triển:

Công ty Kiểm toán và Tư vấn A&C trước đây là Doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu 157 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và tư ván ac – CHI NHÁNH hà nội THỰC HIỆN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w