CPQLDN
CPBH và CPQLDN phản ánh trên sổ sách, BCTC cao hơn chi phí thực tế phát sinh
Những trường hợp có thể xảy ra:
- Doanh nghiệp hạch toán khống các khoản CPBH và CPQLDN (hạch toán khi chưa có chứng từ đầy đủ, chứng từ hóa đơn không hợp lý, hợp lệ...)
- Doanh nghiệp hạch toán trùng nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN - Doanh nghiệp hạch toán sớm nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN
- Doanh nghiệp hạch toán nhầm các khoản chi phí khác sang CPBH và CPQLDN như các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí kinh doanh, chi phí công tác nước ngoài vượt định mức quy định, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm TSCĐ, các khoản chi phí thuộc nguồn kinh phí khác tài trợ, các khoản chi ủng hộ cơ quan, tổ chức xã hội (trừ trường hợp có quy định của chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh), chi từ thiện, ...
- Doanh nghiệp tính toán sai theo hướng tăng các nghiệp vụ CPBH và CPQLDN - Doanh nghiệp cộng dồn sai theo hướng sai tăng các khoản CPBH và CPQLDN
CPBH và CPQLDN phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn thực tế phát sinh
Những trường hợp có thể xảy ra
- Doanh nghiệp bỏ sót nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN: Có một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên số khoản chi này không được hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn được treo ở các tài khoản khác như tài khoản tạm ứng, nợ phải thu, ứng trước cho nhà cung cấp
- Doanh nghiệp nghi muộn nghiệp vụ về CPBH và CPQLDN: Có thể một số khoản mục thực tế đã chi nhưng do người được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành thủ tục thanh toán. Ví dụ: Một cán bộ được ứng tiền đi mua vật tư hoặc thực hiện một số công việc đã hoàn thành trong kỳ, nhưng đến cuối tháng cán bộ này vẫn không làm các thủ tục thanh toán, do đó những khoản chi này vẫn chưa được hạch toán vào chi phí trong kì.
- Doanh nghiệp tính toán sai CPBH và CPQLDN theo hướng giảm: doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán các khoản chi tiêu cho những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) theo giá hạch toán thấp hơn so với chi phí thực tế của những công việc này mà không có sự điều chỉnh
- Doanh nghiệp cộng dồn sai CPBH và CPQLDN sai theo hướng giảm Ngoài ra có thể xảy ra sai phạm liên quan đến việc phân loại chi phí
Trên đây là những rủi ro thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN nói chung, đối với từng bộ phận cấu thành lại có những rủi ro riêng. Những rủi ro thường có nhiều nguyên nhân song có thể nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp không nhận thức đúng đắn về tính chất phức tạp của khoản mục nên thường bố trí kế toán có trình độ không cao hoặc kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nên việc xử lý và nghi chép có nhiều sai sót
Chi phí các loại và đối tượng phản ánh trên sổ sách kế toán còn có sự nhầm lẫn
- Do năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên kế toán còn hạn chế mà rủi ro xảy ra có thể là nhầm lẫn giữa CPBH, CPQLDN với chi phí sản xuất, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Nếu nhìn chi tiết về CPBH, CPQLDN có thể thấy: CPBH, CPQLDN bao gồm những chi phí có liên quan đến tiền lương, nguyên vật liệu (hàng tồn kho), TSCĐ, tiền mặt, tiền gửi,… Do đó những rủi ro KTV bắt gặp khi kiểm toán CPBH, CPQLDN có thể là những rủi ro ở việc hạch toán các khoản chi phí trên có liên quan đến CPBH, CPQLDN.
- Đối với các khoản CPBH, CPQLDN liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt (như mua nguyên vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh
nghiệp, chi phí dịch vụ, chi phí bảo hành, …) thì những rủi ro có thể xảy ra đối với việc thanh toán này đã làm cho sự ghi nhận chi phí không chính xác như: cùng một hoá đơn nhưng đã được thanh toán 2 lần, nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh (có thể là chi cho bán hàng nhưng lại ghi nhầm sang chi cho hoạt động quản lý)
- Đối với việc xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì dùng cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các rủi ro có thể xảy ra đó là: Công tác quản lý hao hụt, bảo quản không tốt; phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán, không có bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ.
- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp, có thể xảy ra các rủi ro: phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán; xác định thời gian hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúng quy định; vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng.
- Đưa CPBH, CPQLDN vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, TK142 còn số dư; phân loại CPBH, CPQLDN ngắn hạn và dài hạn chưa phù hợp, chi phí liên quan đến nhiều kỳ nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp.
- Đối với khoản Thuế rủi ro có thể xảy ra đó là: Không hạch toán tiền thuê đất nhưng không có văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn giảm tiền thuê đất, chưa ký được hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên môi trường của địa phương.
- Đối với chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp và ban giám đốc, có thể xảy ra các rủi ro: xuất hiện những bất thường ngoại lệ về tiền lương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, tiền lương của nhân viên bán hàng tăng đột biến, thanh toán lương khống.Hạch toán toàn bộ BHXH, BHYT, KPCĐ vào TK 622 mà không phân bổ riêng cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành trong quy trình kiểm toán BCTC do đó tuân theo quy trình BCTC, cũng bao gồm ba bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục
Kế hoạch kiểm toán là định hướng và dự kiến các bước công việc phải làm trong quá trình kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 300 KTV và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Các bước công việc trong thủ tục này nhằm thu thập hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và các bên hữu quan để đánh giá rủi ro đối với khoản mục CPBH và CPQLDN. Sau đó đánh giá về khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán đồng thời xác định khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Cụ thể các bước công việc: