NHỮNG NGƢỜI KHÔNG ĐƢỢC THAM GIA TỐ TỤNG VỚI TƢ CÁCH NGƢỜI BẢO

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 76 - 83)

CÁCH NGƢỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ

Theo điểm d khoản 2 Điều 75 BLTTDS năm 2015 quy định thì những ngƣời đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự gồm: Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã đƣợc xóa án tích, không thuộc trƣờng hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu những ngƣời không đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là: Ngƣời không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; ngƣời đang có án tích hoặc chƣa đƣợc xóa án tích; ngƣời thuộc trƣờng hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sỹ quan, hạ sỹ quan trong ngành Công an.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khoản 1, Điều 20 BLTTDS năm 2015 quy định: “Ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên” và khoản 2 quy định “Ngƣời thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,…”. Nhƣ vậy ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tƣ cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập. Theo cách hiểu đó, ngƣời không có đủ năng lực hành vi dân sự thì không thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự.

Ngƣời đang có án tích hoặc chƣa đƣợc xóa án tích cũng không đƣợc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự đƣợc, bởi lẽ họ có nhân thân không tốt, sẽ gây ảnh hƣởng đến danh dự và không bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc. Mặt khác, họ đang chịu sự quản lý và giám sát của cơ quan công quyền nên việc họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho ngƣời khác là không đƣợc. Ngƣời thuộc trƣờng hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cũng không đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc, quy định này cũng rất hợp lý bởi lẽ ngƣời đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nghĩa là ngƣời đang có hành vi vi phạm pháp luật thì không thể bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời khác đƣợc. Ngoài ra, công dân muốn đƣợc làm ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì họ không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. Quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan, vô tƣ và công bằng trong TTDS, hạn chế những ngƣời có khả năng có các mối quan hệ xã hội ảnh hƣởng tới việc giải quyết các vụ án nhƣ cán bộ, công chức trong ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án.

Ngoài ra, đối với Luật sƣ, ngƣời trợ giúp pháp lý thì không đƣợc tham gia với tƣ cách ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự theo quy định của Luật luật sƣ và Luật trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Đối với luật sư, tại Khoản 1 Điều 9 Luật luật sƣ quy định 10 hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sƣ nhƣ sau:

+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ việc dân sự

+ Cố ý cung cấp hoặc hƣớng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục đƣơng sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật.

+ Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết đƣợc trong khi hành nghề, trừ trƣờng hợp đƣợc khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

+ Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

+ Móc nối, quan hệ với ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

+ Lợi dụng việc hành nghề luật sƣ, danh nghĩa luật sƣ để gây ảnh hƣởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trƣờng hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

+ Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nƣớc khác.

Cũng theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam (ban hành tại Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng luật sƣ toàn quốc) thì luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ không nhận vụ việc của khách hàng mới có sự đối lập về quyền lợi với khách hàng mà luật sƣ đảm nhận theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực thực hiện trong cùng một vụ án hoặc vụ việc khác theo quy định của pháp luật (điểm 11.2.2. Quy tắc 11).

Ví dụ: Bà B có tranh chấp quyền sử dụng đất với ông D ở tỉnh X, do sinh sống ở tỉnh Y nên bà B có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và thuê luật sƣ S thay mặt mình giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất với ông D. Trong một lần về quê giỗ tổ, luật sƣ S gặp ông D ở nhà thờ tổ - ông D là ngƣời họ hàng xa với luật sƣ S. Biết S là luật sƣ, ông D có nhờ luật sƣ S tƣ vấn cách giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất với bà B. Vậy, luật sƣ S có đƣợc tƣ vấn cách giải quyết việc tranh chấp

này cho ông D không?

Trong trƣờng hợp trên, luật sƣ S không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý hoặc tƣ vấn pháp luật cho một trong hai ngƣời là bà B hoặc ông D theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Luật luật sƣ về những hành vi bị nghiêm cấm.

Luật sƣ S chỉ đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý cho một ngƣời; do đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với bà B thì phải từ chối tƣ vấn cho ông D và nên giải thích cho ông D hiểu quy định của pháp luật về việc cấm cung cấp dịch vụ pháp lý trong trƣờng hợp này.

Trong trƣờng hợp luật sƣ S vừa đại diện cho bà B và vừa tƣ vấn cho ông D trong cùng một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở tỉnh X thì luật sƣ S sẽ bị tƣớc quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sƣ, giấy đăng ký hành nghề luật sƣ từ 06 tháng đến 12 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP).

- Đối với trợ giúp viên pháp lý, việc tham gia của những ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý giới hạn trong lĩnh vực, phạm vi và đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý đƣợc quy định tại Luật trợ giúp pháp lý. Theo quy định tại điều 25 Luật TGPL năm 2017 ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý không đƣợc tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trƣờng hợp sau đây:

- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trƣờng hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và đƣợc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;

- Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sƣ, thẻ tƣ vấn viên pháp luật;

- Các trƣờng hợp không đƣợc tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Ngoài ra, ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

- Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tƣ vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;

- Có căn cứ cho rằng ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 75 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời bảo vệ có thể bảo vệ cho nhiều đƣơng sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của đƣơng sự đó không đối lập nhau. Tuy nhiên, nếu một ngƣời vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho một đƣơng sự nhƣng đồng thời là ngƣời đại diện do đƣơng sự khác uỷ quyền thì có đƣợc không nếu quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự này không đối lập nhau.

Ví dụ: A, B đều là nguyên đơn trong vụ án bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng bị C gây thiệt hại. A nhờ ông D làm ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. B uỷ quyền cho D làm ngƣời đại diện trong vụ án. Vậy ông D có đƣợc tham gia với hai tƣ cách vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho A, vừa là ngƣời đại diện do B uỷ quyền không?

Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, BLTTDS năm 2015 không cấm một ngƣời vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho một đƣơng sự nhƣng đồng thời là ngƣời đại diện do đƣơng sự khác uỷ quyền nếu quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự này không đối lập nhau nên họ có thể tham gia với hai tƣ cách. Ý kiến khác cho rằng, vì ngƣời đại diện do đƣơng sự uỷ quyền và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có quyền và nghĩa vụ khác nhau nên một ngƣời không thể vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho một đƣơng sự vừa là ngƣời đại diện do đƣơng sự khác uỷ quyền đƣợc.

Ý kiến thứ hai là hợp lý hơn bởi vì ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự tham gia tố tụng là nhân danh và thay mặt ngƣời đƣợc đại diện (đƣơng sự) bảo vệ quyền và lợi ích của chính ngƣời đƣợc đại diện và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền. Còn ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tham gia tố tụng song song cùng với đƣơng sự. Khi tham gia tố tụng, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có vị trí pháp lý độc lập với đƣơng sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự nhƣ ngƣời đại diện. Do đó, nếu một ngƣời vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho một đƣơng sự nhƣng đồng thời là ngƣời đại diện do đƣơng sự khác uỷ quyền thì ngƣời đó sẽ vừa có quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự uỷ quyền vừa có quyền và nghĩa vụ của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Điều này tạo nên sự không công bằng, khách quan giữa các đƣơng sự với nhau. Hơn nữa, trƣớc đây Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã có Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990

“Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự” hƣớng dẫn “một ngƣời chỉ có thể tham gia tố tụng với một tƣ cách hoặc là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền hoặc là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự, chứ không đƣợc tham gia tố tụng cùng một lúc với hai tƣ cách vừa là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự”. Quy định này trong Nghị quyết là rất hợp lý cần đƣợc ghi nhận lại trong BLTTDS năm 2015.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là ngƣời tham gia tố tụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định bao gồm các chủ thể nhƣ: Luật sƣ, trợ giúp pháp lý hoặc ngƣời tham gia trợ giúp pháp lý, đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động, công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,… phải làm thủ tục đăng ký ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và đƣợc Tòa án vào sổ đăng ký. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tham gia tố tụng một cách độc lập. Nhƣ các chủ thể khác, họ cũng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Qua quá trình

phát triển lịch sử lâu đời của hoạt động TTDS, các quyền và nghĩa vụ này đƣợc quy định cụ thể trong các BLTTDS và các văn bản hƣớng dẫn liên quan. Nhìn chung, các quy định này về cơ bản là đầy đủ, tạo điều kiện cho đƣơng sự tham gia tố tụng. Tuy nhiên, các quy định này còn chƣa cụ thể, gây khó khăn cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và chƣa thể hiện đƣợc nổi bật bản chất tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƢỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA

ĐƢƠNG SỰ TRONG TTDS VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 76 - 83)