Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy định của

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 96 - 103)

các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng, với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, sự nỗ lực phấn đấu của các tổ chức tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho đƣơng sự thì đội ngũ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động vẫn còn xuất hiện những hạn chế nhƣ đã phân tích ở trên. Vậy những nguyên nhân của những hạn chế đó là do đâu?

3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

Xuất phát từ quy định của pháp luật tố tụng còn những vướng mắc, bất cập.

Lịch sử các quy định của pháp luật TTDS về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phát triển qua nhiều thời kỳ và đã mở rộng đáng kể. BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, có nhiều quy định mới tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chƣa hợp lý, thiếu rõ ràng vì chƣa đƣợc hƣớng dẫn và giải thích cụ thể dẫn đến chƣa đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền lợi của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đƣơng sự, cụ thể:

- Thứ nhất, quy định về điều kiện tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Theo quy định tại khoản 5 Điều 75 BLTTDS năm 2015 thì sự tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án. Quy định này đã làm phức tạp thêm thủ tục giải quyết vụ án dân sự, tạo ra cơ chế “xin cho” trong TTDS.

- Thứ hai, quy định về về việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Điều 338 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trƣờng hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đƣơng sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hoặc ngƣời tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa”. Nhƣ vậy chỉ khi nào tòa án xét thấy cần thiết thì mới cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên trên thực tế rất khó có khả năng này bởi đây là một thủ tục đặc biệt, nhiều khi không cần thiết thì tòa án không triệu tập đƣơng sự đến. Vì vậy quy định này tạo cho tòa án quyền hạn rất lớn trong việc xác định thế nào là cần thiết và là nguyên nhân hạn chế hầu hết sự tham gia giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

- Thứ ba, BLTTDS năm 2015 chƣa quy định cụ thể về nội dung tranh luận, căn cứ tranh luận dẫn đến trên thực tế ngƣời bảo vệ thực hiện việc tranh luận không thống nhất, nhiều khi gây mất thời gian cho Toà án và các đƣơng sự khác.

- Thứ tư, chƣa có quy định rõ ràng về việc một ngƣời có thể tham gia tố tụng với hai tƣ cách vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự đồng thời là ngƣời đại diện theo uỷ quyền cho đƣơng sự khác không khi quyền và lợi ích của các đƣơng sự là không đối lập nhau.

- Thứ năm, chƣa quy định chế tài đối với trƣờng hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình không cung cấp chứng cứ cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

- Thứ sáu, BLTTDS năm 2015 hiện hành cũng chưa có những chế tài cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Đã có rất nhiều những vụ việc tiêu biểu về việc đƣơng sự hành hung Luật sƣ nhƣ trƣờng hợp của Luật sƣ Võ Thị Tiết cho biết: “ đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng về việc bà bị nguyên đơn D.T.K.C (trú tại TP. Pleiku, Gia Lai) cùng một nhóm đối tượng hành hung ngay tại phòng xét xử” nhƣ đã lấy ví dụ ở trên hay vụ việc thứ hai là vụ việc của Luật sƣ Trần Đình Triền (Đoàn Luật sƣ thành phố Hà Nội): “Ngày 1- 4-2008, TAND TP Hà Nội mở phiên xử vụ tranh chấp tiền giữa bà Trần Thị Yến, nguyên đơn với ông Phan Quốc Thắng và bà Nguyễn Bích Thủy (đồng bị đơn). Trong lúc luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đang phát biểu ý kiến bảo vệ cho ông Thắng thì phía dưới tòa, bà Thủy liên tục dùng nhiều lời lẽ không hay xúc phạm luật sư…Trước những lời nói nặng nề của bà Thủy, luật sư Triển đề nghị chủ tọa cho dừng phiên tòa, lập biên bản, mời bà Thủy ra ngoài. Nhưng yêu cầu này không được HĐXX chấp nhận. Gần trưa, khi chủ tọa vừa tuyên bố tạm dừng phiên tòa để chiều xử tiếp thì bà Thủy đột ngột xông lên bàn luật sư cướp tài liệu rồi cởi guốc bổ vào mặt luật sư Triển. Luật sư hốt hoảng vội chạy tránh nhưng vẫn bị dính đòn sưng cả đầu và tay”[23]. Tất cả hai vụ việc trên điều diễn ra từ thời điểm mà BLTTDS 2004 đang có hiệu lực pháp luật, nhƣng đến BLTTDS năm 2015 vẫn chƣa có những quy định cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Hay nhƣ một trƣờng hợp khác mới diễn ra vào ngày 21/12/2018 nhƣ sau:

“Sáng 21-12, TAND tỉnh Khánh Hòa đã lập biên bản vụ việc luật sư Nguyễn Hồng Hà bị ông Huỳnh Công Thoại - thư ký TAND TP Nha Trang, Khánh Hòa - đánh ngay tại sảnh của TAND tỉnh này.

Luật sư Phan Bạch Mai - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa - cho biết việc luật sư Nguyễn Hồng Hà bị ông Huỳnh Công Thoại đánh là vụ việc nghiêm trọng. "Tôi đang có mặt tại hiện trường vụ việc. Theo đề nghị của luật sư Hà, TAND tỉnh Khánh Hòa đã lập biên bản vụ việc, có sự tham gia của những người chứng kiến. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Khánh Hòa đề nghị luật sư Hà có đơn trình bày sự việc và yêu cầu xử lý đối tượng. Trên cơ sở đó, Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc ông Thoại. Đây là vụ việc theo tôi đánh giá là nghiêm trọng" - ông Mai nói. Theo ông Mai, ông Thoại là người biết rõ luật sư Nguyễn Hồng Hà. Việc ông Thoại đánh ông Hà không phải là vô cớ mà có nguyên do đằng sau.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ông Thoại là thư ký TAND TP Nha Trang, được phân công tham gia vụ kiện tranh chấp khu nhà đất 24 Đào Duy Từ, TP Nha Trang vào năm 2017. Nguyên đơn là bà Đặng Thị Xuân Mai, Việt kiều ở Mỹ. Ông Đặng Hữu Trí là em ruột bà Mai, đồng thời cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ trong vụ tranh chấp.

Ông Thoại đã tham gia làm chứng, giúp nguyên đơn bán khu nhà đất tại 24 Đào Duy Từ cho ông Võ Tường Cẩn ở TP Nha Trang (luật sư Hà là người đại diện theo ủy quyền của ông Cẩn).

Ông Cẩn đặt cọc hơn 1,3 tỉ đồng nhưng sau khi nhận tiền cọc, bà Mai không làm thủ tục hoàn tất hợp đồng bán nhà nên ông Cẩn khiếu nại, tố cáo việc làm chứng bán nhà của thư ký Thoại. Trong biên bản cuộc họp giữa đại diện TAND tỉnh Khánh Hòa với ông Cẩn và ông Trí đều có ghi rõ nội dung ông Trí trình bày việc thư ký Thoại nhận 200 triệu đồng từ gia đình bà Mai lúc 11h30 ngày 27-6- 2017.

Hành vi của ông Thoại đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết luận là vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành tòa án và kỷ luật ông này với hình thức cảnh cáo. Ông Thoại được cho nghỉ việc từ ngày 15-12.

Tiếp đó, tháng 11-2018, bà Đặng Thị Ánh Sương là người có liên quan trong vụ tranh chấp thừa kế căn nhà số 24 Đào Duy Từ đã gởi đơn tố cáo ông Thoại về việc ông nhận 160 triệu đồng không đúng quy định trong một vụ kiện liên quan đến nhà đất.

Theo biên bản sự việc TAND Khánh Hòa cung cấp, những người làm chứng là bà Đặng Thị Ánh Sương, Đặng Thị Diễm Phúc và ông Đặng Hữu Trí trình bày: Ông Hà đứng ở bên ngoài trước cửa hội trường xét xử tầng 2 của TAND tỉnh Khánh Hòa và đang nghe điện thoại thì ông Thoại lao tới đấm ông Hà” [24].

3.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Kết quả hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự phụ thuộc một phần rất lớn vào ngƣời tiến hành TTDS. Trong những năm qua phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của họ đã đƣợc nâng cao, tuy nhiên vẫn còn “một số người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án” [25] chƣa thực sự tôn trọng các quyền của luật sƣ, những ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khác, chƣa tạo điều kiện để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình.

“Trình độ chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ thẩm phán TAND thành phố Hà Nội tuy đƣợc đánh giá khá cao nhƣng bên cạnh đó, vẫn còn một số thẩm phán, cán bộ Tòa án còn có thái độ, cách cƣ xử chƣa chuẩn mực nghề nghiệp, chƣa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm làm việc của mình” [26]. Điều này dẫn đến sự mất niềm tin của đƣơng sự cũng nhƣ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ hai, do trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

đƣơng sự chƣa thực sự cao dẫn đến việc nhận thức quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự chƣa đƣợc đúng đắn. Trên thực tế vẫn còn tồn tại một số Luật sƣ khi bảo vệ đƣơng sự không những không làm tròn nhiệm vụ mà còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhƣ việc sử dụng những biện pháp bất hợp pháp để bảo vệ khách hàng hoặc giao kết những hợp đồng với khách hàng nhằm thu lợi bất chính từ những hợp đồng này dẫn tới gây bất lợi cho đƣơng sự đƣợc bảo vệ. Ngoài ra, còn một số bộ phận luật sƣ chƣa chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Từ đó dẫn đến hiện tƣợng không cập nhật, nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, văn bản hƣớng dẫn thi hành,… Không những vậy, một bộ phận luật sƣ không có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Một số luật sƣ chƣa có có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chƣa tận tụy và nhiệt tình với khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao, lợi ích vật chất và coi nhẹ chất lƣợng hành nghề.

Thứ ba, đội ngũ TGVPL – một bộ phận ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đa phần còn trẻ, tuy có năng lực, trình độ song kinh nghiệm TGPL chƣa nhiều. Hoạt động TGPL có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đối tƣợng đƣợc trợ giúp, đặc biệt là đối với ngƣời nghèo, và nhóm đối tƣợng yếu thế. Để hoạt động này thực sự là chỗ dựa của nhóm đối tƣợng này thì hoạt động TGPL cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm, tìm hƣớng đi hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa hoạt động TGPL chƣa đƣợc đẩy mạnh, số lƣợng luật sƣ thuộc các tổ chức TGPL không nhiều, mà chủ yếu là các luật sƣ mới hành nghề, chƣa có nhiều kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế. Số lƣợng cộng tác viên là luật sƣ còn thấp, tham gia TGPL chƣa tích cực, thƣờng xuyên. Đội ngũ cộng tác viên TGPL dù đông về số lƣợng nhƣng hoạt động chƣa hiệu quả, nhiều cộng tác viên không thực hiện vụ việc. Điều đáng chú ý là, cộng tác viên là luật sƣ thực hiện số vụ việc rất thấp, trung bình chỉ 10 vụ/năm. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng của hoạt động TGPL. Theo đánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá của Liên đoàn luật sƣ Việt Nam, hoạt động TGPL của luật sƣ hiện nay chủ yếu xuất phát từ sự tự nguyện, tự giác của từng cá nhân luật sƣ mà chƣa có cơ chế hƣớng dẫn, giám sát và định hƣớng thực hiện cụ thể nên dễ dẫn đến tình trạng tự phát, thực hiện TGPL mang tính chiếu lệ, hình thức. Vì vậy, hoạt động TGPL chƣa hiệu quả, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ luật sƣ.

Thực tế cũng cho thấy, việc thực hiện các vụ việc TGPL cũng chƣa toàn diện; kết quả thực hiện vụ việc TGPL chƣa cao, số lƣợng vụ việc tham gia tố tụng còn thấp. Tổng số vụ việc tham gia tố tụng chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn là 5,8% trong tổng số các vụ việc TGPL. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện vụ việc tham gia tố tụng chƣa nhiều, có trợ giúp viên pháp lý chƣa tham gia tố tụng lần nào. Ngay cả khi tham gia tố tụng thì chất lƣợng cũng chƣa đƣợc bảo đảm. Chƣa có nhiều vụ việc tham gia ở giai đoạn điều tra. Một số vụ việc, ngƣời thực hiện TGPL chƣa tích cực tham gia hoạt động tố tụng nhất là đối với hoạt động tố tụng hình sự.

Trong khi đó, các Trung tâm TGPL nhà nƣớc thành lập theo địa giới hành chính cấp tỉnh, TGPL chỉ đƣợc thực hiện vụ việc trong phạm vi tỉnh/thành phố có Trung tâm TGPL. Vì vậy, chƣa có sự điều phối, hỗ trợ về nguồn lực giữa các địa phƣơng trong trƣờng hợp có nhiều nhu cầu TGPL hoặc có vụ việc phức tạp, điển hình. Đây thực sự là một bất cập mà trong thời gian tới cần phải có hƣớng giải quyết để nâng cao hiệu quả của việc TGPL.

Các phòng chuyên môn đƣợc thành lập nhiều năm nhƣng lại chƣa bảo đảm về nguồn lực con ngƣời. “Ngoài TGPL, thống kê cho thấy số lƣợng viên chức và ngƣời lao động của Trung tâm là 761 ngƣời chiếm 61%, tổng số cán bộ của Trung tâm, trong đó chuyên viên pháp lý là 537 ngƣời, chiếm 43% nhƣng theo quy định hiện hành, chuyên viên lại không đƣợc thực hiện vụ việc TGPL. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực”[27].

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 96 - 103)