Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 103 - 105)

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

Xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt của mình, đƣơng sự có quyền nhờ

ngƣời khác tham gia tố tụng với vai trò ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Quy định tại khoản 5 điều 75 BLTTDS năm 2015 dƣờng nhƣ đã trao cho Tòa án quyền quyết định có cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự

tham gia tố tụng hay không, việc này đôi khi dẫn đến việc quyết định của Tòa án có phần thiếu khách quan, minh bạch. Do vậy, theo quy định tại khoản 5 Điều 75 BLTTDS năm 2015 thì sự tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự không nên quy định phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án, mà chỉ cần đƣơng sự nhờ hoặc yêu cầu là đủ. Quy định nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho luật sƣ, ngƣời trợ giúp pháp lý và những ngƣời am hiểu pháp luật có thể dễ dàng tham gia vào quá trình tranh tụng, đồng thời đảm bảo đƣơng sự có điều kiện để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, bổ sung, hướng dẫn cụ thể quy định liên quan đến việc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Cần có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể những trƣờng hợp nào đƣợc coi là “cần thiết” để ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc tham gia ở phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, ghi nhận sự tham gia của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự giống nhƣ giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Trách nhiệm của Tòa án là phải tạo mọi điều kiện để ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thực hiện chức năng của mình, đảm bảo quyền và

lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc bảo vệ một cách tối đa trong các giai đoạn TTDS. Tuy nhiên, nếu đã đƣợc thông báo về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm mà ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự vẫn vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn có quyền tiến hành phiên tòa.

Thứ ba, cần có hƣớng dẫn cụ thể về nội dung và căn cứ tranh luận làm cơ sở pháp lý cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thực hiện việc tranh luận.

Bổ sung vào khoản 1 Điều 260 BLTTDS năm 2015 về việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải nêu từng vấn đề cần tranh luận và hƣớng dẫn các bên cách thức và căn cứ tranh luận.

+ Tách Điều 261 BLTTDS năm 2015 thành hai điều luật: Điều 261a. Nội dung tranh luận

Nội dung tranh luận là những vấn đề mà các đương sự còn mâu thuẫn, tranh chấp cần làm sáng tỏ để tìm ra sự thật của vụ án. Sau khi nội dung mâu thuẫn, tranh chấp đã được làm rõ, các bên đương sự phát biểu quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, về việc giải quyết vụ án.

Điều 261b. Căn cứ tranh luận

Khi tranh luận, các bên đương sự phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về trường hợp những người không được tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Để thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự cũng nhƣ đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các đƣơng sự thì pháp luật TTDS cần bổ sung quy định một ngƣời chỉ có thể tham gia tố tụng với một tƣ cách hoặc là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền hoặc là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự, chứ không đƣợc tham gia tố tụng cùng một lúc với hai tƣ cách vừa là ngƣời đại diện do đƣơng sự ủy quyền vừa là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự.

Thứ năm, cần quy định các chế tài đối với việc cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Pháp luật tố tụng dân sự cần quy định cụ thể hơn biện pháp chế tài đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ hoặc quản lí chứng cứ cố tình không cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ hoặc các cơ quan có thẩm quyền cần phải hƣớng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của đƣơng sự, ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự giống nhƣ đối với các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án, Viện kiểm sát. Theo đó, trong trƣờng hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ hoặc quản lý chứng cứ từ chối cung cấp chứng cứ mà không có lý do chính đáng; cung cấp không đầy đủ, kịp thời; cung cấp tài liệu, chứng cứ không chính xác theo yêu cầu của đƣơng sự thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật nhƣ phạt cảnh cáo, phạt tiền, cƣỡng chế thi hành, xử lý kỷ luật hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này sẽ nhằm bảo đảm cho đƣơng sự, ngƣời đại diện và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thực hiện quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.

Thứ sáu, cần quy định các biện pháp bảo đảm sự an toàn cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự

Để ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự yên tâm hành nghề và thực hiện vai trò của mình, pháp luật cần có những quy định cụ thể về những biện pháp bảo đảm sự an toàn cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)