thực tiễn giải quyết VVDS của Tòa án
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại Tòa án là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Trong quá trình giải quyết VVDS, các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng luôn phải chịu sự tác động từ nhiều phía nên các quyết định của họ dễ bị ảnh hƣởng, dẫn đến thiếu tính trung thực, khách quan.
Khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp là Tòa án thì trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình phải thuộc về các đƣơng sự. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh, các đƣơng sự phải tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, cung cấp các chứng cứ đó cho Tòa án. Bên cạnh đó, các đƣơng sự tranh luận về chứng cứ, khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trƣớc HĐXX, trình bày quan điểm của mình về các tình tiết của vụ án, về kết luận giám định, đƣa ra các căn cứ pháp lý, lý lẽ để chứng minh rằng yêu cầu của mình hoặc để phản đối yêu cầu của đối phƣơng là có căn cứ hợp pháp. Tuy nhiên, không phải đƣơng sự nào cũng am hiểu pháp luật và biết phát huy hết khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tranh tụng. với sự hỗ trợ của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì đƣơng sự tham gia quá trình tranh tụng sẽ đạt hiệu quả hơn.
Hiện nay nền kinh tế - xã hội của nƣớc ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các giao dịch dân sự ngày càng đƣợc đẩy mạnh và đem lại nhiều hiệu quả trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhiều khi những tranh chấp dân sự đƣợc giải quyết tại Tòa án chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả, không đảm bảo đƣợc tính dân chủ. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân của cả hai phía: Cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng. Phía cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không khách quan, áp dụng
pháp luật không đúng đắn dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự không đƣợc bảo vệ, trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng không ít các cơ quan, tổ chức, cá nhân không nhận thức đƣợc trách nhiệm của họ trong việc giải quyết VVDS. Các chủ thể này không tạo điều kiện giúp đỡ các đƣơng sự trong việc tham gia tố tụng, đặc biệt là gây khó khăn trong việc thu thập chứng cứ. Trong khi đó, đây lại là những điều kiện cơ bản nhất để đƣơng sự có thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, với sự xuất hiện của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự trong TTDS, các chủ thể này sẽ ý thức hơn đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho đƣơng sự; Phía đƣơng sự, không phải đƣơng sự nào cũng có đủ khả năng và điều kiện tham gia tố tụng, thực hiện đƣợc đầy đủ các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ. Bàn về vấn đề này, các nhà chuyên môn còn cho rằng: “Ở Việt Nam, các đương sự ít có khả năng tự bảo vệ, hiểu biết pháp luật còn hạn hẹp” [7].
Nhƣ vậy, việc đƣơng sự tham gia tố tụng có sự hỗ trợ của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ giúp khắc phục đƣợc phần nào những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, pháp luật TTDS cần thiết phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, để đảm bảo cho VVDS đƣợc giải quyết một cách khách quan, nhanh chóng, công tâm, giúp cho quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc bảo vệ một cách tối đa.