Việt Nam hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
BLTTDS năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự vẫn còn nhiều vƣớng mắc, bất cập, cụ thể:
Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng còn chưa được coi trọng và gặp nhiều khó khăn.
Vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trên thực tế còn hạn chế và nhiều khi chƣa đƣợc các Tòa án tôn trọng. Việc gây khó khăn cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự không chỉ ở thủ tục đăng ký ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự mà còn ở nhiều vấn đề khác nhau. Phổ biến là tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức khác nhau chƣa nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong quá trình tham gia tố tụng. Ví dụ nhƣ việc thực hiện quyền sao chụp tài liệu, chứng cứ của ngƣời bảo vệ cũng gặp nhiều cản trở, chẳng hạn có Tòa án yêu cầu phải làm đơn, Tòa án khác lại yêu cầu làm danh mục tài liệu cần phô tô; có nhân viên Tòa án còn yêu cầu luật sƣ mang máy phô tô đến…[16]. Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó tổng thƣ ký Liên đoàn luật sƣ Việt Nam cho rằng: “Trong quá trình tham gia tranh tụng, vẫn còn tình trạng luật sư không được tôn trọng. Thẩm phán chủ tọa, nhân danh quyền lực nhà nước có thể tùy tiện ngắt lời luật sư mà không dựa trên một quy định nào. Thậm chí, có thẩm
phán “nổi cơn tự ái” còn ra lệnh đuổi luật sư ra khỏi tòa, gây bất lợi hoàn toàn cho việc hành nghề của luật sư” [17]. Nhiều trƣờng hợp ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự bị tòa án gây khó khăn với nhiều lý do cho việc tiếp cận hồ sơ để nghiên cứu.
Hơn nữa, tại các phiên tòa chƣa có một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ví dụ nhƣ vụ án Luật sƣ tố bị nguyên đơn đánh gãy hai chiếc răng: “Ngày 26-12-2016, ông Đinh Văn Hào, Trưởng Công an phường Ia Kring, TP Pleiku, Gia Lai, xác nhận đã nhận đơn trình báo của luật sư (LS) Võ Thị Tiết (Đoàn LS tỉnh Bình Định) và ông Phan Đình Thiện (bị đơn) về việc bị nguyên đơn Diệp Thị Khánh Cúc cùng một nhóm người đánh thương tích ngay tại tòa. Ông Hào cho biết đã làm việc với các bên, hiện phường vẫn đang điều tra làm rõ. Ông Trần Đặng Anh Việt, Phó Chánh án TAND TP Pleiku, thì nói hôm xảy ra sự việc ông đang đi họp nên không chứng kiến vụ việc. Theo trình bày của LS Tiết, sáng 20-12-2016, bà tham gia bảo vệ cho thân chủ Thiện trong một vụ án dân sự, phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Thị Ngà làm chủ tọa. Khi phiên tòa sắp bước vào phần thủ tục thì bà Cúc cho người hành hung ông Thiện. LS Tiết liền báo cáo sự việc cho HĐXX nhưng HĐXX cho rằng không nhìn thấy nên không có biện pháp can thiệp. Vì bị đánh đau nên ông Thiện báo Công an phường Ia Kring và được hai công an đưa về cơ quan làm việc. Khoảng 11 giờ cùng ngày, khi HĐXX nghị án, bà Cúc và một số đối tượng lạ mặt đã xông tới đập điện thoại và đánh LS Tiết. Bà Tiết kêu cứu nhưng không được ai can thiệp. Mãi lúc sau, một nam thư ký chạy vào thì bà Cúc và những đối tượng kia mới thôi hành hung. LS Tiết đã phải vào bệnh viện cấp cứu với nhiều vết thương như vùng đỉnh đầu bên trái có một khối sưng nề, gãy hai cái răng, nhiều vết xây xát ở hai bả vai, hai cánh tay và dọc sau hai bên mạn sườn…” [18].
Thứ hai, những quy định tiến bộ của BLTTDS về tranh luận tại một số phiên tòa nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
cao vai trò, vị trí của Luật sƣ, đối tƣợng chủ yếu trở thành ngƣời bảo vệ trong TTDS. Việc tăng cƣờng quyền hạn cho Luật sƣ, đƣơng sự trong tranh tụng, tranh luận tại phiên tòa sẽ hạn chế đƣợc sự “độc đoán”, “chủ quan duy ý chí” của Tòa án, nhƣng trên thực tế những tinh thần, quan điểm tiến bộ đó vẫn chƣa trở thành một nền văn hóa tƣ pháp nhƣ mong muốn. Trong Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị về công tác tƣ pháp tại Hà Nội ngày 11/04/2002, có ý kiến cho rằng nhận thức và chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng chƣa ngang tầm và chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của nhân dân, còn vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tƣ pháp. Bên cạnh đó còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng trọng việc tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tham gia tố tụng nên chƣa đảm bảo cho ngƣời bảo vệ đƣợc tham gia đầy đủ, thuận lợi vào các giai đoạn tố tụng một cách thực chất.
Đã nhiều năm kể từ khi BLTTDS có hiệu lực nhƣng tình trạng trên vẫn còn chuyển biến rất chậm chạp. Một số thẩm phán quá coi nhẹ sự có mặt của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, nhiều bản án không hề ghi nhận quá trình tranh luận tại phiên tòa và trong nhiều trƣờng hợp yêu cầu của họ cũng không đƣợc chấp nhận do tòa cho rằng không có căn cứ và cũng không có giải thích gì thêm. Điều này dẫn đến thực tiễn xử án dân sự vài năm trở lại đây đã ghi nhận khá nhiều trƣờng hợp luật sƣ, đƣơng sự khiếu nại về công tác xét xử của tòa. Tại nhiều hội thảo, giới luật sƣ vẫn thƣờng kêu ca về chuyện tòa bỏ qua chứng cứ mới, “làm lơ” quan điểm, lập luận, có hành vi cản trở luật sƣ khi xét hỏi... Thậm chí, vì chuyện này mà đầu năm 2010, một luật sƣ của Đoàn Luật sƣ TP.HCM từng phải gửi đơn nhờ Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam can thiệp.
Vụ việc thứ nhất, là trƣờng hợp của Luật sƣ Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sƣ TP.HCM) kể: “Trước khi có thông tư liên tịch hướng dẫn về việc phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, ông từng tham gia phiên phúc thẩm vụ tranh chấp tài sản chung giữa hai vợ chồng tại TAND tỉnh Hậu Giang. Tại
phiên tòa, kiểm sát viên phát biểu cả về phần nội dung vụ án nên ông cho rằng trong trường hợp này kiểm sát viên đã “dài tay”. Chủ tọa lập tức “lệnh” cho ông không được phát biểu nữa. Ông phản đối rằng chủ tọa toàn quyền điều hành phiên tòa nhưng phải theo quy định của pháp luật. Thế là chủ tọa yêu cầu... cảnh sát đến đưa ông ra khỏi phòng xử. Bức xúc, sau đó ông đã có văn bản khiếu nại đến chánh án TAND tỉnh này nhưng không được trả lời”.
Vụ việc thứ hai, là trƣờng hợp của Luật sƣ Bùi Thị Xuân Nhƣ (Đoàn Luật sƣ TP.HCM) cũng cho biết bà từng bảo vệ một đƣơng sự trong một phiên xử tranh
chấp nhà của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM: “Khi bà mới đứng lên,
chưa kịp có ý kiến trình bày gì thì đã bị một thẩm phán cánh gà gạt ngang, không cho nói. Bà phản đối, yêu cầu thư ký phiên tòa ghi nhận sự việc vào biên bản. Không biết có việc ghi nhận vào biên bản phiên tòa hay không nhưng sau đó phiên xử này bị hoãn, đến khi mở lại thì thẩm phán cánh gà hôm trước đã được đổi thành một vị khác...”[19].
Không chỉ trong án dân sự, mà trong việc xét xử các vụ án hình sự vai trò của Luật sƣ, một trong số những ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cũng không đƣợc coi trọng ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Luật sƣ Cao Minh Triết (Đoàn Luật sƣ tỉnh Mỹ Tho) kể lại: “Trước đây, Văn phòng luật sư Cao Minh Triết từng có văn bản kiến nghị chánh án TAND TP Mỹ Tho đính chính bản án vì ghi sai lời bào chữa của luật sư. Số là văn phòng này cử hai luật sư bào chữa cho hai bị cáo bị truy tố về các tội cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ. Tại phiên sơ thẩm của TAND TP Mỹ Tho, hai luật sư thể hiện rất rõ quan điểm là đề nghị tòa tuyên hai bị cáo không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Không hiểu sao chủ tọa ra tuyên án lại tuyên bố: “Hai luật sư không nêu rõ bị cáo có tội hay không có tội...” và “Xét khi bào chữa, hai luật sư phải thể hiện rõ quan điểm chứ không được nói chung chung”...
Ngay sau phiên xử, một luật sư tìm gặp chủ tọa thắc mắc thì chủ tọa cười xòa, xua tay nói xử xong rồi, không bàn gì nữa. Ba ngày sau, luật sư nhờ thư ký phiên
tòa cho xem lại biên bản phiên tòa viết tay thì thấy các nội dung bào chữa của mình và đồng nghiệp đều được ghi khá đầy đủ. Bất ngờ hơn, đến khi tòa giao bản án, phần tuyên đọc của chủ tọa về ý kiến luật sư đã... biến mất”[19].
Nhƣ vậy, thực trạng bảo đảm quyền bảo vệ của ngƣời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tại các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều bất cập, vƣớng mắc khó khăn, gây bức xúc đối với đƣơng sự và ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Điều này làm hạn chế không chỉ đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự mà còn ảnh hƣởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ việc, quyền tiếp cận công lý.
Thứ ba, số lượng người tham gia TTDS với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát triển ở mức độ cao. Tuy nhiên, chất lượng lại chưa được đánh giá cao và chưa có sự đồng đều.
Chất lƣợng tham gia tố tụng của của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tại Tòa án chƣa đáp ứng đƣợc triệt để yêu cầu tranh tụng theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Nhiều ngƣời bảo vệ còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình tranh luận, đƣa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên tòa. Một số luật sƣ còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chƣa chuẩn mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và các luật sƣ đồng nghiệp, làm ảnh hƣởng đến uy tín của đội ngũ luật sƣ. Trong những vụ án dân sự đƣợc xét xử tại TAND thành phố Hà Nội có yếu tố nƣớc ngoài thì nhiều luật sƣ tham gia còn mang tính chất “hình thức” bởi khả năng tiếng anh pháp lý còn gặp nhiều hạn chế. Thực tế nêu trên dẫn đến tình trạng nhiều luật sƣ khi tham gia phiên tòa tại Tòa án vi phạm quy định của pháp luật, về trách nhiệm cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp. Việc tuân thủ quy tắc đạo đức của các luật sƣ khi tham gia phiên tòa và phong cách ứng xử nghề nghiệp vẫn chƣa đƣợc đánh giá cao. Nhiều luật sƣ trong các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm tại TAND thành phố Hà Nội ứng xử không tôn trọng Hội đồng xét xử, dẫn đến mất trật tự phiên tòa, thậm chí bị Chủ tọa phiên tòa mời ra khỏi phòng xử án,…Một số luật sƣ còn có thái độ biểu
hiện lệch lạc trong nhận thức về quan điểm, lập trƣờng chính trị, đi ngƣợc lại với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia; một số luật sƣ bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, hoạt động của luật sư trong tố tụng dân sự còn gặp nhiều hạn chế cần khắc phục.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì hoạt động của luật sƣ trong TTDS cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Tỷ lệ luật sƣ trên số dân còn rất thấp và có sự phân bố không đồng đều giữa khu vực thành thị và khu vực miền núi, trung du.
“Mặc dù trong thời gian qua, số lƣợng luật sƣ nƣớc ta đã phát triển nhanh nhƣng tỷ lệ luật sƣ trên số dân mới ở mức trung bình là 1 luật sƣ/14.000 ngƣời dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250” [20].
Hiện nay số lƣợng luật sƣ phân bố còn chƣa đồng đều. Cụ thể, sự phát triển về số lƣợng luật sƣ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 7/2013, trong số 8.021 luật sƣ của cả nƣớc thì riêng Đoàn luật sƣ thành phố Hà Nội có 2.039 luật sƣ, Đoàn luật sƣ thành phố Hồ Chí Minh có 3.304 luật sƣ, chiếm khoảng 2/3 tổng số luật sƣ của cả nƣớc. Ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lƣợng luật sƣ không đủ đáp ứng hoạt động tham gia tố tụng. Nhiều Đoàn luật sƣ có số lƣợng luật sƣ không quá 20 ngƣời nhƣ Đoàn luật sƣ tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Hậu Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Trị, Trà Vinh…; đặc biệt một số Đoàn luật sƣ chỉ có dƣới 10 luật sƣ nhƣ: Bắc Kạn, Hà Giang, Kon Tum, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu…[21].
Thứ năm, Hoạt động của trợ giúp viên pháp lý trong thực tiễn còn gặp nhiều vƣớng mắc.
- Nguồn nhân lực thực hiện TGPL còn nhiều bất cập. Một số địa phƣơng bố trí cán bộ không có bằng cử nhân luật tham gia làm việc tại Trung tâm gây khó khăn trong việc tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý. Chất lƣợng của đội ngũ luật
sƣ còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp. Trong lĩnh vực tham gia tố tụng một số trợ giúp viên pháp lý còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề, bởi vì họ ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp. Mặt khác, hiện nay sự phân bổ đội ngũ trợ giúp viên pháp lý không đồng đều giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa số lƣợng trợ giúp viên pháp lý tham gia trong các vụ án không bảo đảm. Đồng thời, chất lƣợng tƣ vấn của một số trợ giúp viên pháp lý chƣa cao, thậm chí không bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.
- Hoạt động truyền thông về TGPL chƣa đƣợc thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tƣợng dẫn đến mục đích và hiệu quả chƣa cao. Nội dung truyền thông chƣa phù hợp với các đối tƣợng đặc thù và địa bàn sinh sống của ngƣời dân. Việc truyền thông mới chỉ dừng lại ở phản ánh sự kiện, giới thiệu các quan điểm, chủ trƣơng, thiếu những bài viết, câu chuyện sâu sắc về công tác TGPL, về những vụ việc điển hình, đặc biệt thông qua các hình thức kịch, tiểu phẩm hay hoặc trên những trang báo, trang thông tin điện tử lớn. Công tác truyền thông chƣa phản ánh sinh động thực tế công tác TGPL nên chƣa thu hút sự quan tâm của xã hội, ngƣời dân về công tác này. Nhận thức về TGPL của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là chính quyền cơ sở, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chƣa biết đến hoạt động TGPL hoặc chƣa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của TGPL trong bảo vệ