Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 40 - 42)

Bƣớc sang những năm đầu thế kỷ 21, khi đất nƣớc đang có nhiều sự thay đổi lớn trong cơ chế của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN.Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp, thể chế hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về cải cách tƣ pháp, bổ sung những thiếu sót trong thủ tục TTDS, kinh tế, lao động, khắc phục sự tản mạn, trùng lặp, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật TTDS trƣớc đây đồng thời tạo điều kiện cho TAND giải quyết các VVDS nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật; bảo đảm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa án, ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua BLTTDS, đánh dấu sự phát triển mới của pháp luật TTDS Việt Nam, đây là bộ luật TTDS đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật này đã quy định toàn bộ những vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết các VVDS.

Đƣơng sự đƣợc thể hiện các quyền tố tụng của mình nhƣ quyền đƣợc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 58 BLTTDS năm 2004). Đặc biệt, BLTTDS năm 2004 đã dành những điều khoản riêng biệt quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, cụ thể tại Điều 63 quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự bao gồm:Luật sƣ tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sƣ; Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chƣa bị kết án hoặc bị kết án nhƣng đã đƣợc xoá án tích, không thuộc trƣờng hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an. Tại Điều 64 BLTTDS năm 2004 ghi

nhận quy định về quyền, nghĩa vụ của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Cùng với sự ra đời của BLTTDS năm 2004, sửa đổi và bổ sung năm 2011, đó là sự ra đời của những văn bản hƣớng dẫn thi hành Bộ luật này và những văn bản luật tƣơng đƣơng nhƣ Luật Luật sƣ năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Những văn bản pháp luật này đã quy định một cách trực tiếp và cụ thể về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS, đánh dấu bƣớc chuyển biến mới trong tƣ duy cũng nhƣ nhận thức về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tại Tòa án cũng nhƣ khẳng định vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tại Tòa án.

Có thể nói rằng, BLTTDS năm 2004 ra đời đã đánh dấu những bƣớc tiến quan trọng. “Theo các quy định của BLTTDS, quy trình TTDS có sự thay đổi căn bản theo hƣớng dân chủ, công khai, minh bạch nhằm đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân trong TTDS”[8]. Trong đó, không thể không nhắc đến những quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, một thành phần quan trọng góp phần làm cho VVDS đƣợc khách quan, đúng pháp luật hơn.

Với sự ra đời của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 – một trong những đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất ở Việt Nam đã đánh dấu một bƣớc tiến mới trong kỹ thuật lập pháp nƣớc nhà. Lần đầu tiên “Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đƣợc đề cao, đƣa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (Chƣơng 2)” [9]. Những nội dung quan trọng này đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp đã thể hiện đƣợc một cách rõ nét trong BLTTDS năm 2015.

Có thể nói rằng, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung rất nhiều quy định mới cũng nhƣ sửa đổi rất nhiều quy định của luật cũ nhằm tạo điều kiện cho đƣơng sự có thể bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cùng với đó, BLTTDS năm 2015 cũng đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về chủ thể là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự - ngƣời tham gia tố tụng có vai trò rất quan

trọng trong TTDS. Những phân tích và đánh giá về điểm mới đối với chủ thể là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS sẽ đƣợc tác giả đánh giá ở chƣơng II và chƣơng II. Với những quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS thì việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ đƣợc thuận lợi hơn rất nhiều.

Nhìn chung, quy định pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS ở nƣớc ta gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử đất nƣớc và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trải qua các thời kỳ cho đến nay thì pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đều hƣớng về mục tiêu xây dựng một chế độ dân chủ, tiến bộ, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Quy định pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đã không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi và xác định đúng đắn hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)