Trong tranh tụng, không thể thiếu một chủ thể quan trọng đó là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Họ là ngƣời giúp đỡ đƣơng sự về mặt pháp lý đồng thời tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Ngƣời bảo vệ có vị trí pháp lý độc lập với đƣơng sự, chứ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự nhƣ ngƣời đại diện. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thông thƣờng là các luật sƣ hoặc những ngƣời am hiểu pháp luật. Trong quá trình tranh tụng, do ngƣời bảo vệ là ngƣời có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và kỹ năng tranh tụng nên có thể giúp cho các bên đƣơng sự bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc điểm của chủ thể này là họ thƣờng là những ngƣời có sự am hiểu về pháp luật, có khả năng và có nhiều kinh nghiệm tham gia tố tụng. Do đó, để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì ngƣời bảo vệ cần thiết phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm tham gia TTDS.
1.4.3. Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của người bảo vệ của người bảo vệ
Một vấn đề rất quan trọng của quyền bảo vệ của đƣơng sự là quyền này gắn liền với các bảo đảm thực hiện quyền đó. Tòa án phải có trách nhiệm bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. Trong bất cứ trƣờng hợp nào thì Tòa án cũng không đƣợc cản trở, can thiệp hay gây khó khăn trong việc đƣơng sự mời Luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa án. Đây là một trong những bổ sung rất kịp thời trong BLTTDS năm 2015, bởi lẽ trợ giúp pháp lý từ trƣớc tới nay thƣờng thiên về trợ giúp pháp lý cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, còn các VVDS ít nhận đƣợc sự quan tâm từ phía các cơ quan trợ giúp. Quy định trong khoản 3 Điều 9 BLTTDS năm 2015 thể hiện sự nhấn mạnh về quyền bảo vệ của đƣơng sự, tức là trong các VVDS, các đối tƣợng chính sách, các trƣờng hợp mà việc tự bảo vệ gặp nhiều khó khăn hay không có điều kiện để thuê Luật sƣ, cần đến sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Trong những trƣờng hợp này, các cơ quan liên quan có trách nhiệm trợ giúp họ theo quy định của pháp luật [10].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong TTDS, đƣơng sự chỉ có thể bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa cụ TTDS của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự đƣợc pháp luật TTDS quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật TTDS. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đƣơng sự có thể lựa chọn nhiều phƣơng thức. Một trong những phƣơng thức đem lại nhiều hiệu quả đó chính là nhờ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đƣơng sự muốn bảo vệ đƣợc tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong TTDS thì cần phải có sự hỗ trợ pháp lý từ phía ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự chủ yếu bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ đƣơng sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Bởi lẽ khi tham gia tố tụng, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có vị trí pháp lý độc lập với đƣơng sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự nhƣ ngƣời đại diện. Do đó, bằng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp của mình, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ cho đƣơng sự - thân chủ của mình. Xét dƣới góc độ cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng thì việc đánh giá đúng
vị trí, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ tạo ra sự phối hợp giữa Tòa án với ngƣời bảo vệ trong việc tìm ra sự thật của vụ việc. Trên thực tế thông qua hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự mà Tòa án đã xác định đƣợc sự thật khách quan, quyết định giải quyết đúng đắn vụ việc. Việc quy định về chủ thể ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự xuất phát từ cơ sở nhƣ đảm bảo quyền con ngƣời, bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, xuất phát từ yêu cầu của tranh tụng TTDS và xuất phát từ thực trạng tham gia TTDS của đƣơng sự và thực tiễn giải quyết VVDS của Tòa án. Do các quyền TTDS của đƣơng sự khá phong phú nên các biện pháp bảo đảm thực hiện chúng cũng đa dạng. Để đảm bảo sự tham gia của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS cần có những điều kiện nhất định nhƣ pháp luật TTDS, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời bảo vệ và trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ. BLTTDS năm 2015 xây dựng các quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đó. Các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Do lịch sử ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phát triển muộn hơn so với các nƣớc trên thế giới cho nên quy định của pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS hình thành và phát triển cũng không phải là quá trình lâu dài. Nhƣng nhìn chung, trải qua thăng trầm của lịch sử đất nƣớc và yêu cầu thực tiễn đặt ra thì quy định pháp luật về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đã không ngừng hoàn thiện và phát triển nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế - xã hội
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỤ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƢỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ VỚI TƢ CÁCH NGƢỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ
Việc tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS là thực sự cần thiết. Sự tham gia của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS”, một nguyên tắc cơ bản của TTDS. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự đƣợc đƣơng sự yêu cầu tham gia tố tụng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy, họ có nghĩa vụ phải trợ giúp cho đƣơng sự về mọi mặt trong các vấn đề về pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 BLTTDS năm 2015, đƣơng sự có thể yêu cầu một trong các chủ thể sau đây làm ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bao gồm: Luật sƣ tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sƣ; Trợ giúp viên pháp lý hoặc ngƣời tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã đƣợc xóa án tích, không thuộc trƣờng hợp đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sỹ quan, hạ sỹ quan trong ngành Công an.
2.1.1. Đối với luật sư
Luật sƣ là một chức danh tƣ pháp độc lập, theo đó những ngƣời có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, đƣợc pháp luật công nhận quyền tham gia tố
tụng, tƣ vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong TTDS, Luật sƣ là một trong những chủ thể tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hoặc là ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự (Khoản 2 Điều 22 Luật Luật sƣ sửa đổi 2012). Trong các đối tƣợng có thể trở thành ngƣời bảo vệ cho đƣơng sự, thì Luật sƣ chính là ngƣời có khả năng tốt nhất. Nhìn chung luật sƣ phải là ngƣời có trình độ chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
Theo quy định chung của một số nƣớc trên thế giới, sự am hiểu pháp luật của luật sƣ đƣợc đánh giá đầu tiên thông qua tiêu chuẩn họ có bằng cử nhân luật. Chính vì vậy trong thực tế, ngƣời nào muốn trở thành luật sƣ thì ngƣời đó phải theo học tại các trƣờng đào tạo luật. Mỗi nƣớc khác nhau có quy định về thời gian, nội dung và phƣơng pháp đào tạo khác nhau, song nhìn chung lại có mục đích giống nhau ở chỗ là nhằm trang bị cho những ngƣời sẽ trở thành Luật sƣ những kiến thức cơ bản về pháp luật. Vì vậy, mỗi Luật sƣ cần phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức pháp luật của bản thân, đồng thời biết áp dụng kiến thức pháp luật đó vào thực tế đời sống… Yếu tố đầu tiên, quan trọng của Luật sƣ chính là có kiến thức pháp lý, tuy nhiên chỉ có kiến thức pháp lý thì chƣa đủ, luật sƣ còn phải trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Luật sƣ là ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sƣ. Một luật sƣ đƣợc phép hành nghề luật sƣ khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10, luật Luật sƣ năm 2012: “là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể hành nghề luật sư”, và “muốn hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.
Từ những quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu một cách đơn giản luật sƣ là ngƣời có đủ các điều kiện về năng lực pháp luật, kiến thức pháp lý, kỹ năng hành
nghề đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận đƣợc hành nghề luật sƣ thông qua việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sƣ và đƣợc tiến hành các hoạt động nghề nghiệp theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở tôn trọng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Luật sƣ sửa đổi năm 2012 quy định luật sƣ có thể tham gia TTDS với tƣ cách là ngƣời đại diện theo ủy quyền hoặc là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng luật sƣ khi tham gia với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS là một trong những chủ thể tham gia, góp mặt trong các giai đoạn của TTDS bằng những hoạt động nghề nghiệp cụ thể của mình, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, làm cho hệ thống pháp luật đƣợc hoàn thiện hơn trong thực tiễn thi hành.
2.1.2. Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý
Trƣớc hết, chúng ta phải hiểu đƣợc thế nào là hoạt động trợ giúp pháp lý? Hiện nay trên thế giới và ở nƣớc ta có nhiều cách hiểu khác nhau về trợ giúp pháp lý. Hầu hết pháp luật các nƣớc trên thế giới dựa trên lý luận về nhân quyền và đảm bảo nhân quyền, coi trợ giúp pháp lý nhƣ là một biện pháp bảo đảm tƣ pháp giành cho ngƣời không có điều kiện kinh tế tiếp cận sử dụng pháp luật.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, theo quy định tại Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ghi nhận: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật”.
Đối với những ngƣời không đủ điều kiện để mời luật sƣ làm ngƣời bảo vệ, để bảo vệ quyền lợi của những ngƣời này, Luật trợ giúp pháp lý đƣợc ban hành, quy định quyền có ngƣời bảo vệ của những đối tƣợng nhƣ: “Ngƣời có công với cách mạng, ngƣời thuộc hộ nghèo, trẻ em, ngƣời dân tộc thiểu số cƣ trú ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngƣời bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi, ngƣời bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, ngƣời thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và ngƣời có công nuôi dƣỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; ngƣời nhiễm chất độc da cam; ngƣời cao tuổi; ngƣời khuyết tật; ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán ngƣời theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán ngƣời; ngƣời nhiễm HIV” (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017).
Trợ giúp viên pháp lý và ngƣời làm công tác trợ giúp pháp lý, theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý có thể là Trợ giúp viên pháp lý; luật sƣ thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc; luật sƣ thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; tƣ vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tƣ vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Muốn trở thành trợ giúp viên pháp lý thì phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 nhƣ phải có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cử nhân luật trở lên; đã đƣợc đào tạo nghề luật sƣ hoặc đƣợc miễn đào tạo nghề luật sƣ; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sƣ hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Các trợ giúp viên pháp lý và ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý đƣợc thực hiện trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Tham gia tố tụng; tƣ vấn pháp luật; đại