Đối với việc tham gia vào các quan hệ TTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì pháp luật TTDS có vai trò rất quan trọng. Có thể nói rằng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS đƣợc hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào các quy định pháp luật TTDS về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành TTDS, ngƣời tiến hành TTDS và ngƣời tham gia TTDS, trình tự khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết VVDS và trình tự, thủ tục Tòa án giải quyết VVDS. Hiện nay, BLTTDS Việt Nam đã có những quy định chi tiết, cụ thể về các vấn đề trên.
Pháp luật về dân sự và pháp luật TTDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu pháp luật dân sự chứa đựng những nội dung cơ bản các quy định về dân sự (tài sản và nhân thân) thì pháp luật TTDS ghi nhận những cách thức giải quyết khi phát sinh các tranh chấp hay có yêu cầu giải quyết các vấn đƣợc quy định trong pháp luật dân sự. Do vậy, khi có các tranh chấp xảy ra hoặc khi có yêu cầu của đƣơng sự thì cần có một cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đƣơng sự. Trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề đó cũng phải đƣợc luật hóa và quy định một cách có hệ thống, có cơ sở thì mới bảo vệ đƣợc tối đa quyền lợi của các đƣơng sự. Tuy nhiên, không phải đƣơng sự nào cũng tự mình bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà nhiều lúc cần có sự hỗ trợ từ ngƣời khác, do vậy họ có quyền đƣợc nhờ ngƣời khác tham gia TTDS để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, giúp cho VVDS đƣợc giải quyết một cách khách quan, công tâm hơn và giúp cho mọi ngƣời nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn.
Có thể khẳng định rằng, pháp luật TTDS ra đời là nhằm ghi nhận những cách thức giải quyết các vấn đề về tranh chấp, yêu cầu dân sự, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền con ngƣời, quyền công dân. Đây đã trở thành một yêu cầu, một tất yếu khách quan đối với một nhà nƣớc thƣợng tôn pháp luật, một nguyên tắc quan trọng khi xây dựng nhà nƣớc pháp quyền “phải đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật, mọi công dân phải được phép yêu cầu thực hiện các quyền của mình tại một Tòa án độc lập”. Đây là những cơ sở quan trọng để pháp luật TTDS ghi nhận một cách cụ thể về vấn
đề ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS.
Dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu nhƣng nếu cơ chế thực thi pháp luật không hiệu quả thì cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân của các đƣơng sự. Do đó, Nhà nƣớc cần phải có cơ chế pháp lý phù hợp để chắc chắn các quyền con ngƣời, quyền công dân của đƣơng sự trong TTDS đƣợc thực hiện trên thực tế, qua đó bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trƣớc Tòa án.