- Giải quyết khiếu nại
Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, tại Điều 2, Khoản 11 thì GQKNTC là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định GQKN.
Như vậy, Giải quyết khiếu nại đơn giản được hiểu là quá trình xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật có đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Một là: GQKNTC phải đúng thẩm quyền. Khiếu nại cấp dưới do cơ quan cấp trên giải quyết và đến một cấp nhất định thì chấm dứt việc giải quyết, nếu người khiếu nại không đồng ý thì vụ việc được đưa ra tòa án để giải quyết. GQKN, bao gồm GQKNTC lần đầu và GQKNTC lần hai. Đây là điểm khác biệt so với giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáođược phân theo luồng, đồng thời không có điểm dừng, trường hợp giải quyết không đúng, người dân tố cáo tiếp thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết tiếp.
Hai là: Thủ tục giải quyết khiếu nại phải tuân thủ quy trình chặt chẽ.
Kết thúc GQKNTC được thực hiện bởi quyết định hành chính. Trong khi kết thúc giải quyết tố cáo lại được thực hiện bằng quyết định xử lý tố cáo, với việc giải quyết từng vấn đề cụ thể liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan.
Ba là: Về lộ trình giải quyết một khiếu nại có khi được giải quyết bằng cơ quan hành chính và cơ quan tài phán, trong khi đó với một tố cáo, nếu sau khi xác định thuộc thẩm quyền của loại cơ quan nào đó thì chỉ do cơ quan đó xem xét giải quyết.
- Giải quyết tố cáo
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011, tại Điều 2, Khoản 7 thì GQTC là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Giải quyết tố cáo được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; xác minh, kết luận nội dung tố cáo; xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
- Các điểm chung về GQTC
+ Thứ nhất, giải quyết tố cáo là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo những thủ tục nhất định tùy vào tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Những hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính và sẽ do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, còn những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do các cơ quan tố tụng tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật về tố tụng quy định.
+ Thứ hai, giải quyết tố cáo là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục về giải quyết tố cáo của công dân là nhân tố đảm bảo cho sự hoạt động chặt chẽ, chính xác thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
+ Thứ ba, giải quyết tố cáo là hoạt động mang tính phối hợp giữa cơ quan hành chính với cơ quan, tổ chức khác. Đố là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với cơ quan tư pháp (cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án); giữa cơ quan hành chính với cơ quan tổ chức khác (ủy ban kiểm tra Đảng, các tổ chức đoàn thể) nhất là việc giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức nói chung, nhất là cán bộ, công chức là Đảng viên hoặc thành viên các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai
+ Giải quyết khiếu nại về đất đai là một dạng giải quyết khiếu nại hành chính và cũng giống với giải quyết khiếu nại, nó được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhtrong lĩnh vực quản lý đất đai có đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Như vậy, GQKNTC về đất đai bao gồm các công việc: Xác minh để làm rõ các tình tiết sự việc; kết luận về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn cứ vào quy định của pháp luật xử lý từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành
chính bị khiếu nại; quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (nếu có) hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại liên quan đến đất đai.
Yêu cầu của việc GQKNTC về đất đai là phải tuân theo đúng quy định của pháp luật; tức là phải đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết; trong đó việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền là vấn đề rất quan trọng.
+ Giải quyết tố cáo về đất đai là một dạng giải quyết tố cáo, nó được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo về đất đai; xác minh, kết luận nội dung tố cáo; xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- Đặc điểm của GQKNTC về đất đai
Thứ nhất, GQKNTC về đất đai phải bảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước thống nhất quản lý. Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời khắc phục kịp thời đúng pháp luật những trường hợp đã xử lý sai trái hoặc xử lý không đúng.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để giúp nhân dân tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh. Đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụ khiếu nại có hiệu quả.
Thứ ba, GQKNTC về đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống, nhân dân.
Thứ tư, GQKNTC về đất đai một mặt phải tuân thủ quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo mặt khác phải tuân thủ quy định của Luật đất đai. Đây là điểm đặc biệt trong GQKNTC đất đai so với GQKNTC hành chính nói chung. Theo quy định của pháp luật và qua thực tiễn GQKNTC về đất đai cho thấy, các
cơ quan có thẩm quyền thường phải GQKNTC về: Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất và các hành vi có liên quan đến việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ năm, GQKNTC về đất đai được quy định theo phân cấp quản lý, bao gồm từ cấp huyện lên cấp tỉnh; bên cạnh đó người dân còn có thể khởi kiện ra tòa án mà không cần phải chờ GQKNTC lần hai (đối với khiếu nại) hoặc tố cáo tiếp (đối với tố cáo).