Các quy địnhpháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai từ năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 37 - 43)

2004 tới nay.

Khi đánh giá trực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu nại về đất đai, chúng ta cần phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các văn bản hiện hành. Cụ thể là tại điều 204 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

Thứ nhất, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Khi đánh giá trực trạng pháp luật về giải quyết tố cáo về đất đai, chúng ta cần phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật diều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các văn bản hiện hành. Cụ thể là tại điều205 Luật đất đai năm 2013 giải quyết tố cáo về đất đai về đất đai như sau:

Thứ nhất, cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

Thứ hai, việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Theo quy định của pháp luậttrước đây, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai), bao gồm:

“* Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

* Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cứ * Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất;

* Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;

* Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như đã nêu ở trên.”

Theo học viên, quy định như vậy là quá hạn hẹp, không đủ để công dân và các chủ thể khác có thể thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của mình. Vốn dĩ trong quản lý nhà nước về đất đai, có rất nhiều các quyết định hành chính, hành vi hành chính có khả năng tác động rất lớn tới quyền lợi của các chủ thể bởi các quyết định làm thay đổi các vật quyền liên quan tới đất- tài sản có giá trị lớn. Ví dụ: Trong quy trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc đo đạc nhầm lẫn sẽ dẫn tới sai lệch về tổng diện tích của toàn bộ vùng, do đó khi thực hiện giải tỏa, đền bù cho tổng diện tích đất của toàn bộ hộ dân thực tế tại vùng đó sẽ dẫn tới chênh lệch, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của Nhà nước và các hộ dân. Vì vậy,

để có thể khắc phục được các thiếu sót trên, việc khiếu nại các quyết định, hành vi hành chính về đất đai cần được mở rộng về đối tượng khiếu nại.

Thấu hiểu điều đó, các nhà làm luật đã khái quát hóa đối tượng khiếu nại trong Luật khiếu nại năm 2011 như sau :

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo tinh thần của điều luật trên, dựa vào quy định về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với đất đai, ta có thể thấy rằng đối tượng của khiếu nại về đất đai sẽ bao gồm mọi quyết định, hành vi hành chính của các chủ thể thuộc nhà nước trong lĩnh vực liên quan tới đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình theo liệt kê sau đây :

- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định mục đích sử dụng đất.

- Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

- Quyết định giá đất.

- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.”

Cụ thể, trong các quy trình thực hiện nghiệp vụ hành chính về đất đai, đối tượng của khiếu nại về đất đai còn có thể là :

- Quy trình xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Quy trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thống kê, kiểm kê đất đai.

- Quy trình xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về tài chính về đất đai và giá đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.”

- Thẩm quyền và chủ thể giải quyết khiếu nại về đất đai theo luật hiện hành.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

+ Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

+ Giám đốc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã

giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

+ Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

+ Thẩm quyền của Bộ trưởng

“ - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.”

+ Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ

“- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.”

+ Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp

“- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.

- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.”

+ Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

“- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.

- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

2.1.2. Pháp luật về giải quyết tố cáo về đất đai từ năm 2004 tới nay. - Đối tượng của Tố cáo về đất đai theo pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)