Khái niệm về thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 29 - 32)

Theo Lê Việt Tuấn “Thi hành pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật, là việc các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực. Nói cách khác, thi hành pháp luật là việc chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu; hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động.” [38].

Đây là hình thức thực hiện nghĩa vụ pháp lý bao gồm nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng, trách nhiệm của các công chức vàcác cơ quan công quyền trước công dân hoặc đối với các cơ quan cấp trên. Như vậy, nếu như sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật gắn với quyền của chủ thể thì hình thức thực hiện pháp luật này gắn với nghĩa vụ của chủ thể. Do vậy, tính bắt buộc và tính đầy đủ là những yếu tố đặc trưng của thi hành pháp luật. Đồng thời, việc không thực hiện các quy định của pháp luật trong những trường hợp này dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định đối với chủ thể. Chẳng hạn, không thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định có thể là cơ sở của trách nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật Hình sự. Không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hạn sẽ dẫn đến trách nhiệm của bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.

Thi hành pháp luật còn bao hàm cả trách nhiệm không làm những gì luật đã cấm. Các quy định về cấm thực hiện những hành vi nhất định có mục đích ngăn ngừa những hành vi có khả năng gây nguy hại cho lợi ích của con người và đối với trật tự xã hội hiện hành. Ở nghĩa đó, pháp luật được chấp hành, được tuân thủ đồng nghĩa với pháp luật được thực hiện vì các quy định của nó không có sự vi phạm.

Trong thực tiễn thực hiện pháp luật, hình thức thi hành, chấp hành, tuân theo pháp luật như vậy ít được coi là một hình thức thực hiện pháp luật vì không gắn cụ thể với các chủ thể nào cả, còn pháp luật, trong trường hợp này, nghiễm nhiên được chấp hành, được tuân thủ vì không có vi phạm. Tuy nhiên, để có được những hành vi tuân theo pháp luật trên những địa bàn và trong những thời gian nhất định lại là điều không đơn giản. Đó phải là kết quả của một loạt các yếu tố thuộc về nỗ lực của Nhà nước, xã hội và công dân nhằm tăng các hành vi tôn trọng, tuân thủ pháp luật và làm giảm các hành vi tiêu cực, vi phạm và tội phạm. Không vi phạm pháp luật, một loại bất hành vi, phải được coi là hành vi pháp luật quan trọng và chủ đạo trong đời sống xã hội, trong việc hình thành và củng cố lối sống tuân theo pháp luật và văn hóa pháp lý ở nước ta.

1.2.2.Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Dựa trên khái niệm về thi hành pháp luật, ta có thể đưa ra định nghĩa như sau:

Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xem xét, đánh giá, xử lý đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của mình hoặc các chủ thể khác.

Bản chất của thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là việc các cơ quan thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc GQKNTC về đất đai. Nó bao gồm các bước sau :

- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo.

Đây là bước đầu tiên để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có nghĩa vụ phải nhận đơn KNTC từ các chủ thể rồi sau đó tiến hành các thủ tục giải quyết.

- Áp dụng pháp luật hoặc các biện pháp nghiệp vụ để giải quyết

khiếu nại, tố cáo.

Sau khi nhận đơn khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ phải xem xét, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp về nội dung của đơn; xác minh các tình tiết sự việc; áp dụng pháp luật để cho ra quyết định hành chính về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ta có thể thấy trong quá trình thi hành pháp luật, nghĩa vụ của chủ thể giải quyết khiếu nại có thể bao gồm việc áp dụng pháp luật. Điều này không làm mất tính logic giữa hai khái niệm “Thi hành pháp luật” và “Áp dụng pháp luật” trong lĩnh vực Lý luận chung. Một ví dụ khác sau đây sẽ làm rõ hơn luận điểm của học viên:

- Để giải quyết khiếu nại của ông An về quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của UBND đối với mảnh đất ông đang sinh sống, UBND sẽ xem xét lại toàn bộ trình tự áp dụng pháp luật của mình. Nếu phát hiện thấy sai sót, UBND sẽ phải thực hiện quy trình áp dụng pháp luật lại để ra quyết định khác chính xác hơn.

- Ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Sau khi đã tìm ra phương hướng, cách thức hợp lý, hợp pháp để xử lý các khiếu nại, tố cáo , các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ phải công bố cách giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng một quyết định hành chính.

Ngoài các bước trên, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phải thực hiện một số thủ tục phụ khác. Do không muốn lan man sang vấn đề khác nên học viên xin phép không bàn tiếp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)