Pháp luật về giải quyết tố cáo về đất đai từ năm 2004 tới nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 43 - 44)

Những hành vi là đối tượng của tố cáo về đất đai là rất rộng lớn, rộng hơn nhiều so với đối tượng của việc khiếu nại. Do khó có thể liệt kê hết các đối tượng của tố cáo một cách cụ thể, Luật Tố cáo năm 2011 phân loại một cách khái quát đối tượng của tố cáo thành các dạng hành vi sau, tiêu chí phân

loại là đơn vi chủ quản của chủ thể thực hiện các hành vi được cho là vi phạm pháp luật :

- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

- Hànhvi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức.

- Hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước.

- Hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm.

Nhìn chung, với cách thức phân loại như trên của nhà làm luật, ta có thể tránh được việc liệt kê cụ thể các hành vi bởi liệt kê là không cần thiết. Trong đời sống hàng ngày, các hành vi tuy diễn ra rất đa dạng nhưng các văn bản quy phạm pháp luật khác đã có thể dự liệu, liệt kê và đề ra các chế tài để điều chỉnh rồi . Vì vậy ta có thể căn cứ vào các văn bản pháp luật đó để xác định các dạng hành vi nào là vi phạm pháp luật, từ đó thực hiện quyền tố cáo của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)