Muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN, TC về đất đai, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về GQKN,TC đảm bảo tính thống nhất, tính phù hợp và tính khả thi.
- Hoàn thiệnquy định của pháp luật về thẩm quyền GQKN, TC thuộc về cơ quan hành chính để đảm bảo tính khách quan
Theo Luật khiếu nại năm 2011, cơ quan hành chính là bên bị khiếu nại đồng thời cũng là người GQKN, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc giải quyết thiếu khách quan, không công bằng, nhiều vụ việc kéo dài, khiếu nại vượt cấp.
Hiện nay chúng ta có rất nhiều cơ quan giải quyết việc khiếu nại hành chính các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý theo ngành, cơ quan, thanh tra và Tòa án nhân dân. Hệ quả là: Công dân không biết gửi khiếu nại đến cơ quan nào thì đúng và được giải quyết và đâu mới là quyết định cuối cùng. Trong khi các cơ quan không biết giới hạn thẩm quyền của mình đến đâu, cho dù các cơ quan đều phải dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc chồng chéo trong giải quyết các khiếu kiện là khó tránh [20].
- Hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách đối với người trực tiếp GQKN,TC và các quy định để tạo nguồn lực cho việc thực hiện GQKNTC có hiệu quả
trong những công việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở nhiều địa phương còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Mặt khác, một số vụ việc có sự can thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền làm cho việc giải quyết thêm phức tạp.
Hồ sơ quản lý đất đai của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính…) lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết.
- Điều kiện vật chất còn thiếu nên trong một số trường hợp khi đưa ra phương án GQKNTC gặp khó khăn.
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân chậm là do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất; việc tuyển chọn, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân khó khăn (vì chưa có cơ chế đặc thù để thu hút).
- Cần phải hoàn thiện các quy định về cơ chế GQKN,TC về đất đai
Cơ chế GQKNTC có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật đất đai quy định, trường hợp quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do quy định không rõ ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là người có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, người khiếu nại khiếu nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục khiếu nại. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình, gọi là "khiếu kiện vượt cấp" lên Trung ương. Vì thế GQKNTC hành chính không có điểm dừng.
đúng. Luật đất đai năm 2003 tại Điều 138 quy định: Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa án. Nhưng người khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Tòa án, vì ra Tòa phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Tòa xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương.
Vậy nên cần có cơ chế đảm bảo giải quyết được khách quan, người giải quyết độc lập với người ra quyết định hành chính, tránh được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi", nó càng mở rộng dân chủ hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật, người khiếu nại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực thi quyền khiếu nại, đồng thời buộc cơ quan hành chính và cá nhân có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của chính mình mà phải nâng cao chất lượng khi ban hành các quyết định hành chính.
Việc nghiên cứu thiết lập một cơ chế nào để giải quyết bước tiếp theo trước khi chuyển sang Tòa án cũng cần tham khảo thêm kinh nghiệm nước ngoài, xem nên tổ chức thế nào để vừa có hiệu lực, hiệu quả, vừa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
Kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua hiệu quả nhất là hòa giải, không chỉ chú trọng hòa giải khi phát sinh tranh chấp, mà khi GQKNTC tiếp tục hòa giải cũng đạt nhiều kết quả, và cả trong trường hợp Tòa án xét xử có nơi hòa giải thành cũng đạt tỷ lệ cao; hòa giải thành càng nhiều càng tốt vì giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất
đai ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo sự ổn định, còn phải tăng cường sự đoàn kết giữa Nhà nước với dân, trong nội bộ công dân, giữa dân với dân và trong thân tộc.
Do đó, khi phát sinh khiếu nại quyết định hành chính của UBND cấp tỉnh, cần có bước hòa giải tiếp theo, nhưng ở một trình độ tổ chức cao hơn. Hiện nay, trước mắt có thể dựa vào tổ chức ở địa phương đang có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với việc hòa giải giữa người khiếu nại và người ban hành quyết định là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng giám sát việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của UBND, nếu Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, ban ngành hữu quan thì hiệu quả hòa giải sẽ rất tốt. Việc tiếp dân khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện cũng nên giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, để thực hiện việc hòa giải; trường hợp UBND giải quyết sai thì yêu cầu xem xét lại; trường hợp giải quyết đúng thì có trách nhiệm giải thích và yêu cầu người khiếu nại thi hành quyết định, qua đó mà đưa rất ít vụ việc sang Tòa án giải quyết. Mọi việc đều được giải quyết có hiệu quả ngay tại cơ sở và địa phương là phương án tối ưu trong tình hình hiện nay, có thể ta làm thử một số loại hình tổ chức hòa giải ở một số địa phương để rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế GQKNTC hành chính đạt hiệu quả cao.
Việc đổi mới cơ chế GQKNTC hành chính có liên quan lĩnh vực đất đai, không những nâng cao hiệu quả GQKNTC hành chính, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong nước, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay.
- Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới
Theo quy định hiện hành của Luật khiếu nại năm 2011, tại Điều 7 về trình tự khiếu nại thì trong mọi trường hợp, người khiếu nại phải khiếu nại lần
đầu với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà không được khởi kiện ngay ra Tòa án hành chính. Quy định này đã hạn chế quyền được khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án của công dân.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng thì trình tự khiếu nại cần được sửa đổi theo hướng người khiếu nại có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện ngay vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Việc quy định trình tự khiếu nại như trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết khiếu kiện của mình, bảo đảm quyền tự sửa chữa của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại, đồng thời tạo ra cơ chế GQKNTC khách quan, dân chủ, kịp thời và hiệu quả hơn. Quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại phải bảo đảm thống nhất với quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Hoàn thiện quy định về tiếp công dân và tiếp nhận, giải quyết những kiến nghị, phản ánh của công dân
Việc tiếp công dân của cơ quan nhà nước không chỉ nhằm mục đích tiếp nhận để giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, mà còn là một kênh thông tin để tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, thỉnh cầu của công dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là vấn đề rất lớn và quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Do đó, vấn đề này cần phải được điều chỉnh trong một đạo luật riêng biệt. Việc quy định chế định tiếp công dân trong Luật khiếu nại,
tố cáo như hiện nay không những làm mờ nhạt những vấn đề rất quan trọng này, mà còn nhiều nội dung của chế định tiếp công dân cần phải được hoàn thiện. Do vậy, cần phải tách chế định tiếp công dân ra khỏi Luật khiếu nại, tố cáo để quy định trong Luật tiếp công dân. Luật khiếu nại và Luật tố cáo chỉ tập trung quy định việc tiếp công dân để tiếp nhận, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của CQHCNN như là một giai đoạn đầu tiên trong quá trình GQKNTC.