Những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động thi hành

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 56 - 60)

pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của UBND thành phố Đà Nẵng năm 2014 và quý 1 năm 2015 [BÁO CÁO Kết quả tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáonăm 2014 và quý I năm 2015 - ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ]

Về giải quyết khiếu nại:

Nội dung đơn khiếu nại: Các vấn đề chủ yếu liên quan đến việc đền bù thiệt hại về nhà, đất; bố trí tái định cư; xử phạt vi phạm hành chính, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất,...

- Tổng số đơn thuộc thẩm quyền: 186 đơn tương ứng 286 vụ việc (có 5 đơn thuộc thẩm quyền năm 2013 chuyển sang); Trong đó:

+ Cấp thành phố : 89 đơn tương ứng với 149 vụ việc; + Cấp quận, huyện : 69 đơn tương ứng với 109 vụ việc; + Cấp sở, ngành : 19 đơn tương ứng với 19 vụ việc; + Cấp xã, phường : 9 đơn tương ứng với 9 vụ việc.

- Đã giải quyết : 151/186 đơn tương ứng với 251 vụ việc, đạt tỷ lệ: 81,2%. (Trong đó: Thành phố: 59; Quận, huyện: 67; Sở, ngành: 16; Xã, phường: 9); Ban hành văn bản giải quyết, trả lời: 211 vụ.

- Đang giải quyết : 35/186 đơn, chiếm tỷ lệ: 18,8%

- Kết quả giải quyết: Trong 251 việc đã giải quyết có: 203 vụ việc khiếu nại sai, 6 vụ khiếu nại đúng, 2 vụ khiếu nại đúng một phần, 40 vụ việc công dân rút đơn qua giải thích, thuyết phục.

Về giải quyết tố cáo:

Nội dungđơn tố cáo: Chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, về xâm phạm quyền sở hữu,tố cáo cán bộ làm sai.

- Tổng số đơn thuộc thẩm quyền: 34 đơn

- Đã giải quyết: 32/34 đơn, đạt tỷ lệ: 94,1%.

(Trong đó: Thành phố: 03; Q,H: 17, Sở, ngành: 09; Xã, phường: 05)

- Đang giải quyết: 02/34 đơn (Thành phố: 01, Quận, huyện: 01)

- Kết quả giải quyết tố cáo: Trong 32 trường hợp đã giải quyết có 02/34 trường hợp tố cáo đúng; 23/34 trường hợp tố cáo sai và 07/34 trường hợp tố cáo đúng một phần.

Kết quả kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài

Hiện nay thành phố còn 86 vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; các công dân thường tập trung tại Nhà riêng của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương tại Hà Nội. Trong đó:

- 24 vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài đã được thành phố và các cơ quan trung ương giải quyết, rà soát nhiều lần, có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn liên tục tiếp khiếu;

- 62 vụ của các hộ dân khu vực Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi thu hồi đất tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Vụ việc đã được UBND quận Cẩm Lệ và UBND thành phố ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định. Sau đó, các hộ vẫn không thống nhất và khiếu nại đến các cơ quan Trung ương; Đến thời điểm hiện nay, sau khi kết thúc việc kiểm tra, rà soát tại địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp

với Thanh tra chính phủ, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện báo cáo trình và đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 24 vụ việc kéo dài, có 03 trường hợp Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tiếp tục xem xét vì có tình tiết mới phát sinh tại buổi đối thoại với Thanh tra Chính phủ, cụ thể:

+ Trường hợp ông Nguyễn Hồi: Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã có kết quả thẩm tra xác minh với nội dung không có cơ sở để chấp nhận khiếu nại của hộ ông Nguyễn Hồi khi bị thu hồi đất tại Dự án Sao Việt Non Nước;

+ Trường hợp ông Trần Việt Tuấn: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương kiểm tra và đề xuất giải quyết các khiếu nại của ông Trần Việt Tuấn theo đúng quy định. Đây là trường hợp có yếu tố lịch sử về đất đai, vụ việc phát sinh từ năm 1980, đã được UBND thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết (lần cuối cùng). Sau đó, Thanh tra Chính phủ cùng đại diện Văn phòng UBND thành phố và các ngành cùng làm việc lại với gia đình ông Trần Việt Tuấn nhưng gia đình ông Tuấn đã không hợp tác. Kết quả qua rà soát, hoàn toàn không có tình tiết mới phát sinh làm thay đổi nội dung vụ việc.

+ Trường hợp hộ ông Trà Thanh Lộc: Nội dung khiếu nại việc cưỡng chế thu hồi đất của hộ ông Lộc là đúng quy định; Tuy nhiên, tại buổi đối thoại do Thanh tra Chính phủ chủ trì, đã phát sinh nội dung khiếu nại hoàn toàn mới là ông Lộc cho rằng bị mất cuốn “gia phả” của gia tộc trong quá trình cưỡng chế. Vụ việc được giao cho Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu kiểm tra, giải quyết và trả lời cho công dân theo đúng thẩm quyền.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Những tồn tại, hạn chế:

Qua kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố trong thời gian qua; Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

- Thứ nhất, Chất lượng nội dung tư vấn, giúp việc chưa cao: Thực tế, các ngành chức năng như Thanh tra thành phố, Sở TN& MT trong quá trình tư vấn, giúp việc cho Chủ tịch UBND thành phố có không ít trường hợp đã chưa nêu rõ quan điểm xử lý vụ việc, không viện dẫn hoặc viện dẫn không đầy đủ căn cứ pháp lý được áp dụng để giải quyết. Do đó, khi phát sinh khiếu kiện hành chính hoặc tiếp khiếu lên các cơ quan trung ương, việc bảo vệ quan điểm vụ việc gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nêu trên vẫn tồn tại ở một số quận, huyện.

- Thứ hai, Theo quy định củaLuật Khiếu nại năm 2011 thì trước khi ban hành quyết định giải quyết, người giải quyết khiếu nại là Chủ tịch UBND thành phố phải đối thoại với công dân. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Tiếp công dân thì Chủ tịch UBND phải tổ chức tiếp công dân ít nhất 01 ngày/tháng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do khuyết chức danh Chủ tịch UBND và vào thời điểm trước Tết nguyên đán nên việc tổ chức đối thoại chưa được tổ chức thực hiện, hiện tại còn 26 vụ việc chưa được đối thoại và tiếp dân nên chưa thể ban hành Quyết định giải quyết theo luật định (Trong đó: có 24 trường hợp đối thoại và 02 trường hợp tiếp công dân).

- Thứ ba,Việc cập nhật thông tin liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và kết quả giải quyết đơn thư của công dân trên địa bàn thành phố chưa được chú trọng. Do đó, tình trạng chỉ dẫn đơn công dân còn lòng vòng, chất lượng các buổi tiếp công dân tại một số cơ quan chưa cao do thiếu thông tin liên quan đến vụ việc.

- Thứ tư, Việc giải quyết KN, TCcủa công dân trên địa bàn thành phố hiện nay chưa có sự đánh giá chính xác về số lượng; việc xác định tính chất, mức độ KNTC chưa được chú trọng. Từ đó, công tác tư vấn, giúp việc cho Chủ tịch UBND thành phố về giải quyết KNTC và kiểm soát tình hình KNTC còn bị động, giải quyết theo sự vụ phát sinh trên thực tế mà chưa có kịch bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xử lý triệt để từ cơ sở, không thể dự báo tình huống phát sinh để chủ động phương án xử lý các điểm và các vụ, việc có khả năng phát sinh thành điểm nóng, khiếu kiện đông người, vượt cấp và lợi dụng việc khiếu kiện để đạt mục đích khác về chính trị, kinh tế của một số đối tượng, nhất là các đối tượng có sự am hiểu pháp lý, nắm rõ trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ công việc tại một số cơ quan hành chính nhà nước.

- Thứ năm, Lực lượng làm công tác tư vấn, giúp việc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay trên địa bàn thành phố vừa thiếu về số lượng và chưa thực sự đảm bảo về chất lượng. Riêng cấp thành phố, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị về đất đai chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối nhưng số lượng công chức làm nhiệm vụ này chỉ có 11 người (Phòng Thanh tra 1 - Thanh tra thành phố: 07, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: 04); Trong số đó, vẫn còn một số công chức chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, tính chịu áp lực công việc chưa cao, việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 56 - 60)