Các nhân tố trong thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại,tố cáo

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 32)

đất đai

Dựa vào các bước thi hành pháp luật đã nói trên, ta thấy trong thi hành pháp luật GQKNTC về đất đai không thể thiếu 02y ếu tố: Chủ thể thi hành pháp luật và đối tượng thi hành pháp luật.

Chủ thể thi hành pháp luật là những chủ thể phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật. Nghĩa vụ theo pháp luật có thể là những nghĩa vụ được quy định trực tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc trong phán quyết của Tòa án, hoặc trong những quyết định có hiệu lực …. mà chủ thể đó có nhiệm vụ phải thi hành.

Đối tượng của thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chính là các quyết định, hành vi bị các chủ thể khác khiếu nại, tố cáo. Thông thường là các quyết định, hành vi hành chính liên quan tới quản lý và sử dụng đất đai.

Ví dụ : Ông A vi phạm luật giao thông, ông A bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền. Tuy nhiên ông A cho rằng quyết định xử phạt đó là không đúng nên ông A khiếu nại. Đối tượng thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại lúc này là hành vi xử phạt

Thứ nhất, Chủ thể thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Đó là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tùy theo mỗi nhà nước, sự phân công về các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, theo luật hiện hành thì chủ thể thi hành pháp luật gồm:

-Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng; Tổng thanh tra Chính phủ; Chánh thanh tra các cấp; Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, Đối tượng của thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Đối với giải quyết khiếu nại về đất đai, đối tượng thi hành pháp luật là

các quyết định, hành vi đã làm, đã chuẩn y trong quản lý đất đai. Nó có thể là cách hành vi sau :

Một là, Quy trình xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Hai là, Quy trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

Ba là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bốn là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Năm là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Sáu là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bảy là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thống kê, kiểm kê đất đai.

Tám là, Quy trình xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Chín là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về tài chính về đất đai và giá đất.

Mười là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Mười một là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Mười hai là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

Mười ba là, Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.”

Đối với giải quyết tố cáo về đất đai, đối tượng thi hành pháp luật có

phạm vi thậm chí còn rộng hơn rất nhiều. Trong Luật tố cáo năm 2011, đối tượng của tố cáo chỉ là các hành vi công vụ của người được giao bởi các cơ quan đơn vị công lập, hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Như vậy, tuy rộng nhưng theo học viên là vẫn còn hạn hẹp. Bởi nếu chỉ quy định như trong luật, vậy hành vi của các chủ thể khác đối với đất đai như dưới đây sẽ không thể bị tố cáo ?

Một là, Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

Hai là, Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

Ba là, Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

Bốn là, Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

Năm là, Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; Sáu là, Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

Bảy là, Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

Tám là, Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

Giải quyết để mọi khiếu nại, tố cáo của người dân không bị kéo dài là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Về cơ bản, những yếu tố ảnh hưởng tới thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai phần nhiều giống với các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật nói chung. Cụ thể ở các yếu tố sau :

- Thứ nhất,các quy định của pháp luật.

Nếu pháp luật quy định đầy đủ, thống nhất và gắn với thực tiễn thì việc thi hành pháp luật trong GQKNTC sẽ được hiệu quả. Ngược lại, nếu pháp luật về GQKNTC không chứa đựng đủ các quy phạm về nội dung, thủ tục, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo thì việc áp dụng pháp luật để GQKNTC sẽ khó khăn, đồng thời việc thi hành pháp luật cũng sẽ bị đình trệ, thiếu chính xác.

-Thứ hai, trình độ của chủ thể thi hành pháp luật.

Để thực hiện pháp luật một cách đúng đắn, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có trình độ hiểu biết và ý thức tốt. Yếu tố con người trong triết học luôn là yếu tố mấu chốt cho mọi hoạt động của xã hội. Gắn liền với với nó, sự hiểu biết và trình độ của con người là thứ không thể tách rời. Thi hành pháp luật là việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể một cách tích cực, do đó yếu tố đầu tiên để các chủ thể thực hiện đúng là việc hiểu rõ những nghĩa vụ đó là gì, cách thức thực hiện ra sao, ý thức thực hiện phải như thế nào. Do đó, trình độ của chủ thể thi hành phải đủ điều kiện cần thiết thì việc thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai mới được đảm bảo công bằng, đúng luật.

- Ý thức của chủ thể thi hành pháp luật.

Bên cạnh những yếu tố về trình độ, nhận thức, yếu tố ý thức cũng là vấn đề then chốt để đảm bảo việc thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Con người bản chất luôn dễ bị cám dỗ nếu như không có ý thức tốt. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Việc các chủ thể bị tố cáo, khiếu nại tác động bằng tiền và các loại tài sản tới các chủ thể giải quyết là chuyện không hiếm. Do đó kết quả giải quyết tố cáo, khiếu nại sẽ không đảm bảo sự thật khách quan, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác không được bảo vệ. Chính vì vậy, yếu tố ý thức trong các chủ thể thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai rất cần sự quy định chặt chẽ hơn của Luật.

Tóm lại, giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng để ổn định tình hình trật tự ở địa phương. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai sẽ làm ổn định tình hình địa bàn nơi có xung đột, mâu thuẫn. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.1. Các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai từ năm 2004 tới nay. 2004 tới nay.

Khi đánh giá trực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu nại về đất đai, chúng ta cần phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các văn bản hiện hành. Cụ thể là tại điều 204 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

Thứ nhất, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Khi đánh giá trực trạng pháp luật về giải quyết tố cáo về đất đai, chúng ta cần phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật diều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các văn bản hiện hành. Cụ thể là tại điều205 Luật đất đai năm 2013 giải quyết tố cáo về đất đai về đất đai như sau:

Thứ nhất, cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

Thứ hai, việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Theo quy định của pháp luậttrước đây, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai), bao gồm:

“* Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

* Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cứ * Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất;

* Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;

* Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như đã nêu ở trên.”

Theo học viên, quy định như vậy là quá hạn hẹp, không đủ để công dân và các chủ thể khác có thể thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của mình. Vốn dĩ trong quản lý nhà nước về đất đai, có rất nhiều các quyết định hành chính, hành vi hành chính có khả năng tác động rất lớn tới quyền lợi của các chủ thể bởi các quyết định làm thay đổi các vật quyền liên quan tới đất- tài sản có giá trị lớn. Ví dụ: Trong quy trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc đo đạc nhầm lẫn sẽ dẫn tới sai lệch về tổng diện tích của toàn bộ vùng, do đó khi thực hiện giải tỏa, đền bù cho tổng diện tích đất của toàn bộ hộ dân thực tế tại vùng đó sẽ dẫn tới chênh lệch, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của Nhà nước và các hộ dân. Vì vậy,

để có thể khắc phục được các thiếu sót trên, việc khiếu nại các quyết định, hành vi hành chính về đất đai cần được mở rộng về đối tượng khiếu nại.

Thấu hiểu điều đó, các nhà làm luật đã khái quát hóa đối tượng khiếu nại trong Luật khiếu nại năm 2011 như sau :

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo tinh thần của điều luật trên, dựa vào quy định về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đối với đất đai, ta có thể thấy rằng đối tượng của khiếu nại về đất đai sẽ bao gồm mọi quyết định, hành vi hành chính của các chủ thể thuộc nhà nước trong lĩnh vực liên quan tới đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình theo liệt kê sau đây :

- Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định mục đích sử dụng đất.

- Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

- Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

- Quyết định giá đất.

- Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

- Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.”

Cụ thể, trong các quy trình thực hiện nghiệp vụ hành chính về đất đai, đối tượng của khiếu nại về đất đai còn có thể là :

- Quy trình xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Quy trình khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thống kê, kiểm kê đất đai.

- Quy trình xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính về tài chính về đất đai và giá đất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)