hành chính được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, nhà ở, chính sách lao động, thương binh xã hội, thuế, hải quan…
Hiện nay, các quy định về thủ tục GQKNTC hành chính không chỉ nằm trong Luật khiếu nại năm 2011 mà còn nằm trong nhiều đạo luật, pháp lệnh. Có một số đạo luật dành riêng một số điều quy định về việc GQKNTC trong lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản đó. Trên thực tế, trong một số lĩnh vực đặc thù đã có những quy định riêng về khiếu nại và GQKNTC như: Lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực tư pháp, lao động, hải quan, thuế, bưu chính, viễn thông, phòng, chống tham nhũng… Tuy nhiên, một số quy định về khiếu nại và GQKNTC trong các văn bản pháp luật này cũng còn có những quy định chưa bảo đảm tính thống nhất về thẩm quyền, thủ tục giải quyết so với Luật khiếu nại gây ra những khó khăn, phức tạp trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, để có cơ sở pháp lý và tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật thì cần rà soát lại quy định khiếu nại và GQKNTC hành chính trong các đạo luật để tìm ra những mâu thuẫn, chồng chéo, từ đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3.2. Nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
3.2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tố cáo. khiếu nại, tố cáo.
Tại địa phương khi xuất hiện các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thì vai trò của cán bộ địa chính và thanh tra rất quan trọng. Cán bộ thanh tra chuyên ngành về đất đại cần phải bồi dưỡng năng lực để giải quyết các tranh chấp, các khiếu nại về đất đai. Nếu trình độ năng lực còn thiếu, yếu kém thì việc giải quyết gặp nhiều
khó khăn đối với những vụ việc phức tạp. Cán bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai, nhà ở, công trình xây dựng trong các cơ quan hành chính nhà nước, họ là các công chức hành chính để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm thì đòi hỏi chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến phải tiếp cận được, có như vậy họ mới chuyên tâm, toàn tâm toàn ý đối với nhiệm vụ được giao.
Ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền GQKNTC về đất đai phải được nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên từ đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKNTC về đất đai. Trước hết cần đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác GQKNTC theo yêu cầu của cải cách hành chính. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác trong GQKNTC hành chính, nhà nước, các cơ quan chuyên ngành cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, thống kê, đánh giá, xác định đầy đủ số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia trực tiếp vào công tác GQKN, trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý phù hợp. Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để quản lý bằng hệ thống tin học ở các CQHCNN ở Trung ương và ở địa phương là một việc làm có tính chiến lược lâu dài.
Hai là, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư vấn GQKNTC theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và thực tiễn tình hình khiếu nại, tố cáo của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để bố trí cơ cấu cán bộ hợp lý, phù hợp mới có thể đẩy nhanh tiến độ GQKNTC. Mặt khác, việc hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với công tác GQKNTC là cần thiết và coi đó là cơ sở để tuyển dụng, tiếp nhận và đề bạt cán bộ. Đây chính là giải pháp để nâng cao hiệu quả
GQKNTC về đất đai ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, nhà nước cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn GQKNTC không những giỏi về pháp luật, mà còn am hiểu sâu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực có liên quan. Muốn cho GQKNTC tranh chấp đất đai có hiệu quả thì việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn là một giải pháp cần thiết. Nhà nước cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác GQKNTC, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Đầu tiên, nhà nước cần đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng GQKNTC cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhận.
Việc cảnh báo các tình huống tranh chấp, khiếu nại, tố cáo cần phải được xử lý thông tin trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp là vấn đề cần quan tâm.
Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần tăng cường giáo dục, đạo đức, sự liêm chính để nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân. Cơ quan Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và GQKNTC cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là bồi dưỡng cho các chủ thể có thẩm quyền trong GQKNTC như thủ trưởng CQHCNN, cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và trực tiếp tư vấn giúp việc cho thủ trưởng CQHCNN trong GQKNTC.
Trường Cán bộ Thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải là đầu mối trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư vấn giúp việc trong GQKNTC. Phải có chương trình đào tạo chuyên sâu kiến thức pháp luật về quản lý đất đai cho đội ngũ cán làm công tác GQKNTC.
với cán bộ tư vấn GQKNTC, nhất là chế độ tiền lương, tiền phụ cấp để tạo ra động lực khuyến khích, động viên cán bộ chuyên tâm công tác. Xuất phát từ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo là những công việc đặc thù. Hoạt động này chịu áp lực cao và thường xuyên phải đối mặt với những xung đột về lợi ích giữa các bên có liên quan trong khiếu nại, tố cáo, Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi tình hình khiếu nại, tố cáo còn nhiều phức tạp. Vì vậy, cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và tư vấn trong GQKNTC cần được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và tư vấn cho thủ trưởng CQHCNN không chỉ là tiền lương, phụ cấp nghề mà còn là điều kiện, phương tiện làm việc, cơ hội được đào tạo, thăng tiến bồi dưỡng. Công tác thi đua, khen thưởng cử cán bộ đi học học hỏi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài chính là cơ chế đại ngộ cho cán bộ, động viên cán bộ làm việc tốt hơn khi có cơ hội tiếp cận một cách công bằng. Vì vậy, nhà nước cần phải cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức làm công tác GQKNTC, coi đây là lĩnh vực đặc thù, quan trọng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên cần được đầu tư kinh phí cũng như tập trung mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và quốc tế.
Hoạt động GQKNTC luôn gắn liền với công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức. Cải cách nền hành chính nhà nước được xem như đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là thành phần quan trọng. Đối với công tác GQKNTC, muốn bảo đảm kết quả GQKNTC có chất lượng, thì cán bộ, công chức tham gia GQKNTC. Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn nói chung của cán bộ, công chức còn đòi hỏi phải là người tận tình, có trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao. Chính vì vậy, yêu cầu đối với việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác GQKNTC hành chính cũng có những điểm khác biệt so với cán bộ, công chức nói chung. Nhà
nước cần phải có chiến lược đầu tư dài hại để nâng cao phẩm chất, trách nhiệm, ý thức của người tham gia hoạt động GQKNTC.