Thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại,tố cáo về đất đai tạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 49 - 56)

tại thành phố Đà Nẵng.

Tình hình chung

Luật Đất đai năm 2013 là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân.

Luật Đất đai năm 2013 là bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, phù hợp hơn với cơ chế thị trường ở nước ta. Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết cơ bản những vướng mắc trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Về cơ bản, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, việc thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố có nhiều sự tiến bộ.

Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai tại các địa phương, đơn vị; tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư về khiếu nại, tố cáo tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm.

Ngoài ra , các đơn vi thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật trong giải quyết các vụ việc; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với công dân, lắng nghe ý kiến đề xuất, nguyện vọng của công dân để giải quyết thấu đáo mọi vấn đề, chấm dứt khiếu kiện của công dân. Đối với các vụ việc phức tạp, khiếu kiện kéo dài, hoặc có đông người tham gia, đặc biệt chú ý việc rà soát lại quá trình phát sinh vụ việc; quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng; kiểm tra lại trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết của từng cấp, từng cơ quan chức năng; phân tích làm rõ nguyên nhân khiếu kiện kéo dài, đánh giá đúng tính chất vụ việc để có biện pháp giải quyết thấu đáo, đúng quy định của pháp luật.

2.2.1. Tình hình các vụ khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai nổi cộm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tình hình về khiếu nại tại khu vực Cồn Dầu:

Dự án Khu Đô thị sinh thái Hoà Xuân và các dự án khác được triển khai trên địa bàn phường Hoà Xuân, trong quá trình triển khai thực hiện dự án từ khâu kiểm định, áp giá đền bù, hỗ trợ và bố trí tái định cư không gặp vướng mắc và trở ngại đáng kể. Duy chỉ có một số hộ khu vực Cồn Dầu gây trở ngại rất nhiều cho tiến độ thực hiện dự án, mặc dù đã được lãnh đạo thành phố và quận Cẩm Lệ nhiều lần trực tiếp tiếp, đối thoại, giải thích (trên 10 lần). UBND Quận đã có những chính sách như điều chỉnh tăng giá đất đền bù, hỗ trợ đặc thù cho khu vực thấp trũng như: Tôn nền, hỗ trợ móng yếu ở khu tái định cư mới và giảm giá đất bố trí tái định cư. Đồng thời hỗ trợ khá nhiều cho hầu hết các hộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ neo đơn…Do vậy , đến nay dự án đã giải tỏa cơ bản xong, chỉ còn một số hộ Cồn Dầu cố tình cản trở, không hợp tác với chính quyền và Hội đồng GPMB.

Trong quá trình giải quyết kiến nghị công dân tại dự án, UBND Quận và Hội đồng GPMB luôn quan tâm đến lợi ích chính đáng của hộ dân, xem xét từng hoàn cảnh cụ thể, thông qua các buổi tiếp dân cũng như lãnh đạo Quận/Phường Hoà Xuân đến tận nhà để xem xét và vận động, từ đó mới có cơ sở đề xuất lãnh đạo thành phố giải quyết khá nhiều vướng mắc ngoài các quy định, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong nhân dân vùng giải toả, và đã được hầu hết các hộ hưởng ứng, đồng tình với chủ trương của Nhà nước. Chỉ có một số ít cá nhân không phải vì mục đích lợi ích kinh tế - xã hội, không vì quyền và lợi ích trực tiếp của mình đã phát sinh chống đối lại chủ trương, lôi kéo một số hộ là giáo dân cản trở việc thực hiện dự án trong nhiều năm từ khi triển khai cho đến nay.

nhanh tiến độ thực hiện dự án của UBND thành phố, một số hộ chây ỳ, không chấp hành bàn giao mặt bằng, mặc dù Hội đồng GPMB và chính quyền địa phương đã vận động nhiều lần, Ban GTĐB số 2 và Chủ tịch HĐGPMB đã thông báo ít nhất 3 lần mà vẫn không chịu nhận tiền đền bù, không đăng ký đất, Chủ tịch HĐGPMB Quận tiếp dân chủ hộ và thành viên gia đình ít nhất 1-2 lượt/hộ trước khi ban hành quyết định xử lý cưỡng chế để thu hồi đất.

Trên thực tế từ năm 2012 đến nay UBND Quận Cẩm Lệ đã ban hành 226 Quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền đối với các hộ dân tại dự án Khu Đô thị sinh thái Hòa Xuân (trong đó khu vực Cồn Dầu là 138 Quyết định). Trên thực tế, số hộ phải tiến hành cưỡng chế thu hồi đất là 22 hộ (trong đó: khu vực Cồn Dầu 21 hộ; khu vực khác của dự án Khu Đô thị Sinh thái: 01 hộ); Số trường hợp còn lại đều đã tự giác thực hiện tháo dỡ, bàn giao mặt bằng sau khi nhận quyết định cưỡng chế

Nhìn chung, đa số hộ đều chấp hành bàn giao, tự giác tháo dở nhà cửa vật kiến trúc, nhận tiền đền bù và nhận đất tái định cư, làm nhà tại khu TĐC; Các trường hợp có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, UBND thành phố đều xem xét giải quyết và chỉ đạo Hội đồng giải phóng mặt bằng giải quyết hợp tình hợp lý.

Căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp; Trong thời gian tháng 4, 5 và tháng 7 năm 2014, UBND thành phố đã cử Tổ công tác gồm đại diện Lãnh đạo: Thanh tra thành phố, Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND quận Cẩm Lệ và UBND phường Hòa Xuân ra Hà Nội để vận động công dân trở về địa phương.

Ngày 07/3/2014, Chủ tịch UBND thành phố đã tổ chức tiếp và đối thoại với 12 hộ công dân khu vực Cồn Dầu. Tiếp đó, ngày 22/5/2014, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức đối thoại cho 68 công dân có đơn khiếu nại (trong đó có 02 công dân khu vực Trung Lương và 66 công dân khu

vực Cồn Dầu). Tuy nhiên, qua 03 lần trực tiếp gửi Giấy mời tại Trụ sở Tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và tại địa phương nhưng chỉ có 17/68 hộ thống nhất nhận giấy mời, các hộ còn lại không nhất nhận và yêu cầu thành phố phải tổ chức đối thoại tại Hà Nội.

Tại buổi đối thoại ngày 22/5/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Cục II - Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trụ sở tiếp công dân của TW Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố, quận Cẩm Lệ, phường Hòa Xuân và Tổ trưởng các tổ dân phố cùng đại diện một số hộ gia đình có nhà, đất trong khu vực giải tỏa nhưng đã chấp hành bàn giao mặt bằng. Mặc dù đã nhiều lần gởi giấy mời trực tiếp nhưng chỉ có 02 hộ công dân khu vực Trung Lương có mặt và tham gia buổi tiếp, 66 công dân khu vực Cồn Dầu đã không tham gia đối thoại. (Xem phụ lục).

Nội dung khiếu nại của các hộ công dân:

Qua nội dung đơn khiếu nại, kiến nghị và qua tiếp xúc trực tiếp với các hộ dân khiếu kiện thì các hộ đã tập trung khiếu kiện 03 nội dung sau:

Một là, Về thu hồi đất, giao đất;

Hai là, Về cưỡng chế thu hồi đất;

Ba là, Về việc bố trí tái định cư tại chỗ.

Qua phân tích nội dung khiếu nại, căn cứ các quy định của pháp luật và cơ sở triển khai dự án cho thấy nội dung khiếu nại của các hộ là không có cơ sở để chấp thuận. Cụ thể:

- Thứ nhất, việc thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư là Công ty Cổ phần tập đoàn Mặt Trời sử dụng để triển khai thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân là có căn cứ, đúng thẩm quyền và việc thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai.

giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất nhưng các hộ đã không chấp hành nên UBND quận Cẩm Lệ đã tổ chức cưỡng chế là đúng quy định tại Điều 39 Luật Đất đai 2003. Cụ thể:

“Điều 39:

3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại.”

- Thứ ba, về việc bố trí tái định cư tại chỗ - đây là nội dung chính trong khiếu kiện của các hộ:

Việc giải quyết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án được UBND thành phố có phương án cụ thể tại Quyết định số 5111/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 theo đúng quy định tại Điều 43 Nghị định số 84/2007/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, cụ thể là:

“Điều 43. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp 1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”

Theo Phương án này thì tất cả các hộ thuộc diện thu hồi đất được bố trí tái định cư tại khu E và F khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ. Các hộ được bố trí tại khu dân cư này là thực hiện đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 Việc các hộ căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ để yêu cầu bố trí tái định cư tại chỗ là không có cơ sở. Bởi vì:

+ Thứ nhất, Khoản 2 Điều 34 nêu trên quy định “Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư,..” còn trong trường hợp này, tại khu vực giải tỏa không có dự án tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi tại đây, mà theo phương án, các hộ được bố trí tái định cư tại dự án khu E, F Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ mà UBND thành phố đã phê duyệt.

- Thứ hai, Khu E, F Khu dân cư nam Cầu Cẩm Lệ là Khu tái định cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đã được thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ và là Khu tái định cư được sử dụng chung cho nhiều dự án, trong đó có các dự án trên địa bàn phường Hòa Xuân. Do đó, việc bố trí tái định cư tại 02 khu này là đúng quy định tại Điều 35 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, cụ thể:

“Điều 35. Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư

1. Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

2. Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.

3. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.”.

Về kết quả giải quyết khiếu nại:

Thứ nhất, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ: ban hành 80 quyết định quyết định giải quyết lần đầu theo thẩm quyền đối với 63 trường hợp.

Thứ hai, Chủ tịch UBND thành phố: Trong tổng số 66 (Sáu mươi sáu) công dân khiếu kiện, có 04 trường hợp không đủ điều kiện thụ lý. Chủ tịch UBND thành phố ban hành 62 quyết định giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)