Hình phạt đối với cá nhân người phạm tộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 34 - 37)

- Khung cơ bản ở khoản 1:

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qu biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

- Khung tăng nặng ở khoản 2:

tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Để có cơ sở quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể, pháp luật hiện hành quy định các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều 189 BLHS năm 2015 của hành vi phạm tội, đó là:

a/ Phạm tội có tổ chức là trường hợp vận chuyển trái phép hàng hóa,

tiền tệ qua biên giới có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức (khoản 2, Điều 17 BLHS 2015). Ví dụ vụ vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ mà có sự phân công cụ thể từng công đoạn, có người đón tại biên giới, có người vận chuyển trong nội địa, có nơi cất giấu hàng hóa, có bộ phận canh gác, theo dõi hoạt động của Hải quan, bộ đội Biên phòng để người phạm tội lựa chọn thời điểm vận chuyển trái phép hàng hóa... qua biên giới.

b/Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng

Vật phạm pháp được xác định qua việc định giá của hội đồng định giá của từng địa phương.

c/ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia.

Căn cứ theo Luật di sản văn hóa ngày 23/7/2013 để xác định. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiế

m tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học

d/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Ví dụ cán bộ Hải quan, cán bộ Biên phòng, cán bộ chính quyền của các địa phương được giao quản lý các đoàn thăm quan, học tập tại nước ngoài... đã lợi dụng vào chức vụ quyền hạn được giao để vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

đ/ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Đây là trường hợp người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức, lấy danh nghĩa cơ quan tổ chức mà mình là thành viên để vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

e/ Phạm tội 02 lần trở lên

Phạm tội từ 2 lần trở lên là trường hợp có 2 lần vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà mỗi lần đều đủ dấu hiệu CTTP, nay được đưa ra xét xử trong cùng một bản án.

g/ Tái phạm nguy hiểm

Theo quy định của Điều 53 BLHS năm 2015 nếu người phạm tội đang có tình tiết tăng nặng là tái phạm mà nay lại phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì coi là tái phạm nguy hiểm theo khoản 2 Điều 189 BLHS năm 2015. Trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xóa án tích, nay lại phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì người phạm tội bị xử lý thao khoản 3 Điều 189 BLHS năm 2015 và tình tiết tái phạm nguy hiểm được coi là tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

- Khung tăng nặng ở khoản 3:

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc bị phạt từ từ 5 năm đến 10 năm đối với trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài các hình phạt chính nêu trên, BLHS cũng quy định hình phạt bổ sung theo khoản 4 đối với các hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Cụ thể là: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)