xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển trái phép … hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích về tội phạm này ….mà còn vi phạm”
Thực tiễn xét xử một số tòa án còn lúng túng và có sai sót khi xác định là tội phạm đối với các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới khi mà dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính...đã bị kết án...” là dấu hiệu nhân thân có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm theo khoản 1, Điều 189 BLHS năm 2015 nếu vận chuyển hàng hóa, tiền tệ...trị giá dưới 100 triệu đồng.
Việc đã xóa án tích, phải căn cứ theo quy định của Điều 70, 71,72,73 BLHS năm 2015, trong đó, thời hạn để tính cho việc xóa án tích là căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên...Và việc xem xét không còn dấu hiệu: đã bị xử phạt hành chính phải tuân theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, vận dụng các dấu hiệu nêu trên để xác định tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong một số vụ án còn chưa chính xác.
Ví dụ: Theo Bản án số 15/2018/HSST ngày 24/01/2018 của TAND huyện T thì ngày 10/10/2017, Lê Văn D bị bắt tại khu vực cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Campuchia khi mang 300 triệu VNĐ đồng mà không khai báo. Qua hồ sơ vụ án thì trước đó vào ngày 10/11/2016, Lê Văn D đã bị Chủ tịch UBND huyện T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển thuốc lá điếu với số tiền là 2.000.000 đồng nhưng D chưa nộp phạt. TAND huyện T đã xét xử bị cáo D về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới theo khoản 1, Điều 189 BLHS năm
2015 với lý do bị cáo đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa nộp phạt nên xác định D đang có tiền sự nhưng nay lại tiếp tục thực hiện hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tuy nhiên, khi bàn luận về vụ án này, thực tế hồ sơ vụ án chỉ đề cập đến Quyết định xử phạt vi phạm hành vào ngày 10/11/2016 và Công văn của Kho bạc Nhà nước huyện T xác nhận Lê Văn D chưa nộp phạt mà hồ sơ chưa thể hiện việc bị cáo chưa nộp phạt có phải do lỗi của bị cáo không? UBND huyện T có ban hành quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hay không? Trong khi đó theo quy định tại khoản 1, Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa. Đồng thời, theo khoản 1, Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chinh, nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó,
căn cứ quy định này, thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành ngày 10/11/2016 đối với Lê Văn D được bắt đầu từ ngày 11/11/2016 và kết thúc vào ngày 11/11/2017. Vì vậy, nếu cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 86 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, không chứng minh được bị cáo đã cố tình trốn tránh việc nộp phạt, thì tiền sự của bị cáo D đã được xóa vào ngày 11/11/2017 và việc TAND huyện T áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” (về hành vi quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015) để xác định tội phạm đối với bị cáo Lê Văn D cần được xem xét lại.