Phân biệt tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với tội buôn lậu

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 38 - 39)

với tội buôn lậu

Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đều có chung đối tượng tác động là các loại hàng hóa (không phải hàng cấm), tiền tệ, các loại kim khí quý, đá quý....và có chung dấu hiệu đưa hàng hóa...qua biên giới, qua khu vực quản lý phi thuế quan một cách trái phép. Ngoài ra, các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm cùng mặt chủ quan của tội phạm là tương tự giống nhau.

Song điểm khác nhau căn bản là người vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới thì không có mục đích buôn bán, nếu vận chuyển thuê cho người buôn lậu thì người vận chuyển không biết và không buộc phải biết mục đích buôn bán của người thuê, nhờ vận chuyển. Tội danh của họ là tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ, qua biên giới. Ngược lại, nếu hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà có mục đích buôn bán hoặc người vận chuyển thuê mà biết rõ mục đích buôn bán của người nhờ vận chuyển trái phép hàng hóa....thì tội danh phải là buôn lậu. Việc xác định mục đích buôn bán của người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa phải căn cứ vào nhiều tình tiết khách quan khác nhau, như loại hàng hóa, đối tượng vận chuyển, giá trị loại hàng hóa, hoàn cảnh vận chuyển v.v....Ví dụ một người vận chuyển trái phép 500 chiếc điện thoại di

động từ nước ngoài về Việt Nam được giấu trong va li quần áo, thì không thể nói là vận chuyển không có mục đích buôn bán. Vì không thể chỉ sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sử dụng với lượng điện thoại lớn như vậy. Trường hợp này phải coi là phạm tội buôn lậu theo Điều 188 BLHS năm 2015.

2.3.2. Phân biệt tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với tội vận chuyển hàng cấm qua biên giới (điểm k khoản 2 Điều 191

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)