Các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản giải thích, hướng dẫn thống nhất một số quy định của tội vận chuyển trái phép

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 54 - 59)

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loạ

3.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản giải thích, hướng dẫn thống nhất một số quy định của tội vận chuyển trái phép

hướng dẫn thống nhất một số quy định của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm nâng cao hiệu quả trong áp dụng quy định pháp luật hình sự về loại tội phạm này.

Thứ nhất, thực tế áp dụng pháp luật thời gian qua cho thấy, theo văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 của Bộ Công thương thì hàng hóa cấm vận chuyển có nhiều loại nhưng một số hàng hóa đã được quy định trong một số điều luật cụ thể, tuy nhiên cũng còn nhiều đối tượng hàng hóa chưa được quy định cụ thể nên dẫn đến khó khăn trong việc định tội danh. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần giải thích rõ các đối tượng hàng hóa, nhất là các loại hàng cụ thể vừa có thể là hàng cấm, vừa có thể không phải là hàng cấm, như các loại thực phẩm chức năng, các loại mỹ phẩm, các loại phụ gia thực phẩm.v.v...

Theo tác giả, Nhà nước nên có văn bản chuyên ngành của bộ Y tế, bộ Công Thương...các bộ chuyên ngành khác trong từng lĩnh vực nhất định, hướng dẫn các đối tượng loại hàng hóa nhất định, được coi là hàng cấm hay không phải là hàng cấm, để từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở định tội đúng đắn.

Hơn nữa, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả thi về quy định "hàng cấm” giữa BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thương mại; các Nghị định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý trực tiếp, các Thông tư hướng dẫn của ngành...Cụ thể như: quy định rõ “các hàng hóa khác mà Nhà nước cấm

kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam....” một cách đầy đủ hơn nữa để làm cơ sở xác định "tính trái pháp luật” trong việc vận chuyển hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới. Trong đó cần tập trung rà soát, pháp điển hóa danh mục hàng hóa nào mà hiện tại và trong tương lai Nhà nước vẫn cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trong một văn bản thống nhất để đảm bảo được tính minh bạch, khả thi, tránh sự mâu thuẫn chồng chéo khi áp dụng. Đặc biệt là, cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại hiện hành theo hướng quy định kèm theo Luật một danh mục những loại hàng cấm (bao gồm cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam) để thống nhất trong việc xác định những loại hàng hóa khác được coi là thuộc tội phạm tại Điều 189 vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ...mà không thuộc tội phạm vận chuyển hàng cấm theo Điều 191 BLHS năm 2015.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 189 BLHS năm 2015 thì hành vi

khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới rất đa dạng. Thực tế cho thấy, không phải trường hợp nào người phạm tội cũng thực hiện đưa hàng hóa, tiền tệ chót lọt qua biên giới. Ví dụ như: trường hợp một người vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới bị bắt tại địa điểm không thuộc khu vực biên giới thì có ý kiến khác nhau về hành vi phạm tội như tác giả đã trình bày ở mục 3.1.2.

Tác giả cho rằng cần phải có thông tư liên ngành hướng dẫn thống nhất trong việc đánh giá hành vi buôn lậu cũng như hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo hướng không bắt buộc người phạm tội phải thực sự đưa được hàng hóa qua biên giới mới coi là tội phạm đã hoàn thành. Trong thực tế, chỉ cần có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đã được coi là tội phạm đã hoàn thành dù hàng hóa đó chưa thực sự đưa được qua biên giới.

Thứ ba, Các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn giải thích để

thống nhất áp dụng trong trường hợp người có hành vi vận chuyển trái phép nhiều lần qua biên giới hàng hóa, tiền tệ mà các lần vận chuyển trị giá hàng hóa chưa đủ 100 triệu đồng và chưa bị xử phạt hành chính...chưa bị kết án...theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS năm 2015.

Theo tác giả, xử lý hành vi thực tế này gặp nhiều nhất là cư dân biên giới hoặc một số đối tượng thực hiện hành vi vận chuyển mang tính thường xuyên, vì vậy cần hướng dẫn theo hướng bị truy cứu TNHS nếu hành vi mang tính liên tục trong phạm vi thời gian nhất định. Ví dụ trong một tháng mà đối tượng đã 05 lần vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì phải cộng dồn các lần vận chuyển nếu trị giá hàng hóa...đủ 100 triệu đồng trở lên thì cần phải truy cứu TNHS theo Điều 189 BLHS năm 2015.

Thứ tư, Các cơ quan có thẩm quyền cần giải thích áp dụng các

trường hợp vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ có giá trị dưới 100 triệu đồng, trong đó có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này…đã bị kết án về tội phạm này…theo quy định của Luật hành chính và theo quy định của Luật hình sự cụ thể hóa trong nhóm tội phạm về kinh tế như các tội buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…Trường hợp như thế nào được coi là đã bị xử phạt hành chính…đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về các tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép…tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…để từ đó các cơ quan Tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.

Thứ năm, Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản

hướng dẫn chi tiết về xử lý TNHS đối với pháp nhân thương mại. Đây là vấn đề mới trong pháp luật hình sự của nước ta, vì vậy, việc hướng dẫn vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật để xét xử các

hành vi phạm tội của pháp nhân, đặc biệt là quy định:“Việc pháp nhân

thương mại chịu TNHS không loại trừ TNHS của cá nhân” tại khoản 2,

Điều 75 BLHS 2015. Vậy trường hợp nào cần truy cứu TNHS cả pháp nhân thương mại và người đại diện, người thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân thương mai...Và trường hợp nào thì chỉ truy cứu TNHS đối với người đại diện, người thực hiện hành vi vì lợi ích của pháp nhân thương mại...?. Đây là điều rất cần thiết trong quá trình áp dụng để xét xử tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Theo tác giả, nếu người đại diện của pháp nhân thương mại, người thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân thương mại mà không có sự vụ lợi cá nhân, thì chỉ truy cứu THNS đối với pháp nhân thương mại. Vì hành vi phạm tội của người đại diện...đã được coi chính là hành vi của pháp nhân thương mại, không thể một hành vi của người đại diện lại truy cứu cả pháp nhân và người đại diện ...dẫn đến vi phạm nguyên tắc một hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS một lần.

Trường hợp người đại diện của pháp nhân thương mại....thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới, trong đó vì lợi ích của pháp nhân và vì lợi ích của cá nhân người đại diện, thì việc xử lý cả cá nhân và pháp nhân thương mại là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ việc phân biệt hành động vì lợi ích của pháp nhân và của cá nhân là không thể phân định trên thực tế. Lợi ích của pháp nhân và lợi ích của cá nhân hòa quện vào nhau trong một thể thống nhất, khi thực hiện hành vi phạm tội, nên truy cứu TNHS đối với pháp nhân không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ sáu, khi nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc quy định hình phạt

tiền đối với pháp nhân thương mại chưa thật sự hợp lý, phù hợp với kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong tội vận chuyển trái phép hàng

hóa, tiền tệ qua biên giới. Bới nhiều công ty đa quốc gia, nhiều pháp nhân thương mại mang tính toàn cầu…và dễ có các hành vi trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới với số lượng lớn, trị giá hàng hóa lớn. Cho nên điểm c khoản 5 Điều 189 BLHS năm 2015 chỉ quy định hình phạt tiền với mức cao nhất không quá 5 tỷ đồng có thể không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới giới.

Bởi vì, hình phạt chính đối với cá nhân có thể là hình phạt tiền hoặc tù có thời hạn, còn đối với pháp nhân thương mại thì hình phạt chính có thể là hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, trong đó hình phạt tiền sẽ là hình phạt chủ yếu và phổ biến. Vì vậy, tác giả đề xuất cần tăng mức phạt tiền là hình phạt chính theo giá trị hàng phạm pháp mà không giới hạn bởi 5 tỷ đồng như hiện nay. Theo tác giả, nên sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 189 BLHS năm 2015.

Hiện hành tại khoản 5 Điều 189 hình phạt đối với pháp nhân thương mại điểm .... c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Cần sửa đổi là .... c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2 lần đến 10 lần giá trị hàng phạm pháp hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Quy định như trên vẫn đảm bảo như quy định hiện hành nếu pháp nhân thương mại vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt đến 1 tỷ đồng....Và nếu hàng phạm pháp là 10 tỷ đồng, thì Tòa án có thể phạt 20 tỷ đồng hoặc 30 tỷ đồng...tùy vào tình tiết tăng nặng cụ thể. Với quy định mang tính vừa cụ thể, vừa mềm dẻo như vậy để có thể áp dụng linh hoạt với các trường hợp vận chuyển trái phép

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đặc biệt lớn có thể xảy ra trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của các công ty đa quốc gia, các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam...

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)