Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 59 - 67)

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loạ

3.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa, xử lý tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đặc biệt tại các vùng biên giới cửa Việt Nam

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, để phòng ngừa, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa tội phạm này. Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thể hiện qua kỹ năng, biện pháp chuyển tải các quy định pháp luật về hành vi cấm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, nhất là các quy định về xuất, nhập khẩu và quản lý tiền tệ của Nhà nước. Đặc biệt khu vực biên giới, chính quyền đại phương, lực lượng Bộ đội biên phòng, công chức Hải quan… giải thích, vận động nhân dân không thực hiện việc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế biên giới.

Các đối tượng thường tập trung vào vùng biên giới, nơi người dân có kiến thức, trình độ có phần hạn chế; đời sống lại khó khăn để xúi giục, đưa ra các đề nghị về vật chất có lợi để kích động người dân tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Do đó, công tác tuyên truyền đặc biệt quan trọng tại các vùng biên giới. Cư dân biên giới cần được tiếp nhận và hiểu về tội phạm này để phòng, tránh cho chính mình và những người thân xung quanh trước sự cám dỗ, xúi giục của các đối tượng.

Đào tạo chuyên sâu đối với công chức Hải quan làm công tác phòng ngừa đấu tranh, điều tra chống giam lận thương mại. Tăng cường công tác nắm tình hình từ các nước giáp biên,để kịp thời lên phương án phát hiện, ngăn chặn, các hình vi cất giấu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới.

Ngoài ra, cơ quan Tòa án cần xét xử lưu động tại địa phương khu vực biên giới các vụ án về buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới để tăng cường tính giáo dục và răn đe, từ đó hạn chế hành vi phạm tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

+ Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tránh việc cản trở thông thương hàng hóa, tiền tệ giữa các nước

Trong những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa, chủ động hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã mở ra cho đất nước nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội do quá trình hội nhập mang lại thì cũng còn những tiêu cực, vi phạm phát sinh trong đời sống xã hội, trong đó có hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Từ đó, yêu cầu bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch, an toàn là điều kiện đặc biệt quan trọng để thực hiện hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đó là phải xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, bảo đảm sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như quản lý tiền tệ của Nhà nước. Ví dụ như: Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc; Công ước Istanbul 1990 về chế độ tạm quản hàng hóa; Công ước hải quan về sổ ATA cho việc chấp nhận tạm

thời hàng hóa…Từ đó, việc hoàn thiện pháp luật để tương thích với các cam kết quốc tế đã và sẽ gia nhập của Việt Nam cũng là cơ sở đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử cũng như phòng ngừa các hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở nước ta.

Đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi vừa đảm bảo cho hội nhập, giao lưu thương mại giữa các nước và cũng vẫn đảm bảo việc tránh bị các đối tượng lợi dụng giao lưu thương mại để vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

+ Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nắm vững các quy định về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, các quy định về khu vực phi thuế quan

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự phát triển kinh tế đã đưa lại nhiều thay đổi, nâng cao điều kiện sống cho nhân dân, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết, trong đó có sự gia tăng các vi phạm pháp luật và tội phạm. Có thể nói rằng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử phụ thuộc vào năng lực của chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xét xử, đó là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Từ đó, để đảm bảo hiệu quả xét xử các tội phạm nói chung, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán, công chức Tòa án và Hội thẩm nhân dân. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán, công chức tòa án… phải theo hướng chuẩn hoá cụ thể đối với từng chức danh, ngạch bậc đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn chuyên sâu và có các chế độ đãi ngộ phù hợp với tính chất công việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi Thẩm phán, công chức của các tòa án.

Kiểm tra, kiểm sát và giám sát có vai trò quan trọng đối với hoạt động tố tụng hình sự, trong đó có hoạt động xét xử. Vì vậy, để đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật để xử lý các hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, các tòa án phải luôn tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ trong quá trình giải quyết xét xử các loại vụ án nói chung và án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng. Thông qua công tác kiểm tra, các tòa án sẽ tổng hợp được những khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử để đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; đồng thời, qua kiểm tra, nhất là công tác kiểm tra nội bộ sẽ đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực của Thẩm phán, công chức Tòa án. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, Viện kiểm sát các các cấp và cơ quan có thẩm quyền giám sát cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát nhằm đảm bảo việc áp dụng đúng pháp luật trong xét xử các tội phạm về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và kịp thời có kiến nghị, kháng nghị khi có vi phạm, thiếu sót xảy ra trong quá trình xét xử.

Tổng kết hoạt động xét xử có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo áp dụng đúng pháp luật, vì vậy, để nâng cao hiệu quả xét xử tội phạm nói chung, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nói riêng, trong thời gian tới, tòa án các cấp cần thường xuyên tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động xét xử các vụ án về tội phạm này để từ đó rút kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu xét xử các vụ án vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Đồng thời, việc tổng kết xét xử các vụ án vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cũng là cơ sở để đánh giá sự phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại... đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm này.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ở nước ta thời gian qua, có thể thấy rằng, việc quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới tuy đã cụ thể rõ ràng nhưng trong quá trình áp dụng cũng còn nhiều vướng mắc bất cập. Đó là các trường hợp, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ nhiều lần qua biên giới nhưng dưới mức giá trị được coi là tội phạm cũng còn nhiều quan điểm xử lý khác nhau hoặc các trường hợp xác định hành vi phạm tội, thời điểm hoàn thành tội phạm cũng còn thiếu thống nhất trong quá trình áp dụng...Trong chương 3 luận văn đã làm rõ một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nhất là trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi được coi là phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cũng còn nhiều nội dung cần được hướng dẫn thi hành...

Từ phân tích các vướng mắc bất cập, luận văn cũng đã trình bày một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng xử lý đối với người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Ví dụ tác giả kiến nghị một số giải pháp trong hướng dẫn thi hành về các trường hợp xác định tội phạm của những người nhiều lần vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mang tính liên tục, thường xuyên v.v...

Ngoài ra, tác giả còn kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng xử lý tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong xét xử, sự cần thiết phản nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán trong hoạt động xét xử; Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức liên quan; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa, xử lý tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, nhất là khu vực biên giới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề chung về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử đối với tội phạm này, luận văn rút ra một số kết luận sau đây:

- Trên cơ sở khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy, quy định về tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngày càng hoàn thiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đặc biệt là BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại là tội phạm. Đây là nội dung mới lần đầu tiên được quy định trong BLHS. Quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ...tuy trong nội địa Việt Nam nhưng do tính chất của hành vi giống như đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

- Đặc biệt, BLHS năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại với những nội dung cụ thể mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS, đồng thời quy định các loại chế tài như mức phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn… là hình phạt chính. Tuy nhiên do chưa có thực tiễn xét xử nên rất cần có sự hướng dẫn áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.

- Từ thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự trong xét xử các hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thời gian qua (áp dụng theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015), có thể thấy rằng, về cơ bản, việc định tội danh và quyết định hình phạt trong các vụ án về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được đưa ra xét xử là phù hợp với quy định pháp luật và thực tế hành

vi phạm tội xảy ra. Tuy nhiên, việc định tội danh trong một số vụ án chưa thực sự đảm bảo tính thuyết phục, chưa có sự đánh giá thống nhất một số nội dung như thời điểm hoàn thành tội phạm, dấu hiệu xử phạt hành chính....Đồng thời, thực tiễn xét xử cũng cho thấy còn những vấn đề bất cập về việc áp dụng như xác định một số đối tượng là hàng hóa cấm hay không phải là hàng cấm, từ đó mà việc xác định TNHS của một số trường hợp cụ thể chưa có sự thống nhất, quan điểm định tội cũng còn những vướng mắc nhất định.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị bảo đảm áp dụng quy định pháp luật hình sự đối với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trong thời gian tới. Đó là, các cơ quan có thẩm quyền cần có các văn bản hướng dẫn giải thích các quy định pháp luật hình sự liên quan đến tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, như trường hợp thực tế đã xảy ra như nhiều lần vận chuyển trái phép, mức độ nhỏ lẻ....có cộng giá trị các lần nhỏ lẻ để truy cứu TNHS hay không, hay quan điểm về tội phạm hoàn thành có bắt buộc phải đưa hàng hóa, tiền tệ chót lọt qua biên giới hay không để xác định tội phạm .v.v...Đồng thời, luận văn cũng đưa ra hướng giải thích một số trường hợp như xác định tội phạm vận chuyển trái phép...không buộc phải đưa hàng hóa qua biên giới hoặc tác giả kiến nghị sự cần thiết quy định hình phạt tiền đối với pháp nhân có tính cụ thể và mềm dẻo theo giá trị hàng hóa phạm pháp, mới phù hợp thực tiễn tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ có thể xảy ra.

- Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp tuyên truyền pháp luật, nhất là cư dân biên giới về việc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ

qua biên giới. Mặt khác, cần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán, hiểu biết sâu về các loại hàng hóa là hàng cấm hay hàng kinh doanh có điều kiện… hiểu biết về khu vực biên giới, khu vực phi thuế quan, khu vực kho ngoại quan v.v… Từ đó xử lý tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới sát với thực tiễn xảy ra. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của luật hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)