Thế nào người có thu nhập thấp?

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 28 - 30)

- Các khoản chi khác không được quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế.

5. Người có thu nhập thấp

5.1. Thế nào người có thu nhập thấp?

Định nghĩa chính xác về người thu nhập thấp không phải là một điều dễ dàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn để định nghĩa người có thu nhập thấp nhưng vẫn không thể có một định nghĩa chính xác do vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện sống của từng hộ gia đình, vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương và dân tộc.

Cho đến nay chưa có một khái niệm rõ ràng về “người có thu nhập thấp”. Tuỳ thuộc vào đối tượng hàng hoá tiêu dùng so với mức độ thu nhập mà có quan điểm khác nhau về thu nhập. Trong quan hệ mua bán hàng hoá thông thường có thể họ là người có thu nhập trung bình, thậm chí là khá nhưng trong quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá đặc biệt - nhà đất thì họ lại là nhóm có thu nhập thấp. Chính vì vậy mà có nhiều cách hiểu khác nhau về người có thu nhập thấp.

Theo cách hiểu thông thường, người có thu nhập thấp là những người có mức lương tương đối ổn định nhưng mức độ tiệm cận dưới mức thu nhập trung bình của người dân đô thị.

Theo quyết định của Tổng cục Thống kê thì người có thu nhập thấp là những người có mức thu nhập trên 250.000đ/tháng và dưới mức thu nhập trung bình của đô thị .Và theo quan điểm của tổ chức VeT – một tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam chuyên tác những vấn đề về nâng cấp đô thị và nhà ở cho người có thu nhập thấp thì người có thu nhập thấp bao gồm những người có mức thu nhập trên 250.000đ/tháng và thấp hơn 3.500.000đ/tháng – mức trung bình của đô thị.

Theo quan điểm của ngân hàng thế giới người có thu nhập thấp là những người chi tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại, 34% còn lại dung để chi tiêu cho nhà ở, giáo dục, y tế…

Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê về mức sống hộ gia đình năm 1999 tại các đô thị mức thu nhập của 20% số hộ cao nhất là 1960.800 đ/người – tháng. ( check số liệu mới hơn )

Theo số liệu điều tra năm 2000. Tại Hà Nội là 220.000 đ÷ 900.000 đ/người/tháng, tức là 1,1 ÷ 4,5triệu đồng/hộ/tháng. Tại TP. TP HCM, mức thu nhập thấp là 250.000 đ – 1triệu đồng/người - tháng, tức là từ 1.25 ÷ 5 triệu

đồng/hộ. Những người có mức thu nhập tiệm cận trên trong khoảng đó , trông có vẻ là cao nhưng lại chi phí nhiều nên thu nhập ròng thấp. ( tìm số liệu mới hơn )

Chẳng hạn, một người giáo viên có hộ khẩu ở Hà Nội đã có căn hộ tập thể ( tất nhiên với chất lượng trung bình hoặc thấp) thu nhập 3.000.000 đ/tháng. Và một sinh viên mới ra trường cố bám trụ lại Hà Nội, có thu nhập 4.000.000 đ/tháng nhưng anh ta phải trả tiền thuê nhà 1.000.000 đ/tháng. Như vậy anh ta thu nhập chẳng khác gì giáo viên. Với mức thu nhập như vậy thì các hộ hầu như không có khả năng tích lũy để đầu tư cải thiện nhà ở.

Cũng theo ý kiến của ông Nguyễn Huy Đức (Viện Nghiên cứu & phát triển hạ tầng), mức thu nhập thấp được chia thành hai nhóm nhỏ: thu nhập rất thấp (làm đủ ăn và không có tích luỹ) và thu nhập ổn định (đủ chi tiêu hàng ngày và có tích luỹ). Mức độ khó khăn về nhà ở được ông Đức đánh giá theo những tiêu chí là không có nhà ở, phải ở nhờ hoặc những nơi không phải là nhà ở (nhà kho, gầm cầu, mái hiên, chùa chiền...); nơi ở quá chật, dưới 6m2/người; ở nhà tạm, nhà dột nát, nhà kênh rạch...; ở bất tiện tại những nơi thiếu tiện nghi tối thiểu (điện, nước, vệ sinh...), nơi ông bà, cha, mẹ, con cái ở chung phòng; nhà bị giải toả theo quy hoạch xây dựng.

Từ những phân tích trên, ông Đức cho rằng hiện có rất nhiều đối tượng thu nhập thấp và thực sự có khó khăn về nhà ở như: các bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; công nhân, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hộ diện GPMB; người phải đến các đô thị làm việc (cán bộ sĩ quan do Nhà nước điều động, chuyển vùng, sinh viên tốt nghiệp đại học...); các đối tượng chính sách khác (gia đình chính sách, vợ chồng ly hôn, người tàn tật, người già cô đơn...); công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao; sinh viên các trường ĐH, CĐ, THCN... Mức thu nhập là chỉ tiêu hàng đầu để xác lập mức sống của người dân đô thị kèm theo thu nhập là các yếu tố khác như mức độ ổn định việc làm, khả năng được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, giao thông…

Theo như nội dung nghiên cứu của đề án thì người có thu nhập thấp ở đây là những người có khả năng tiếp nhận sự hỗ trợ và có giải pháp để hoàn trả dần sự ưu đãi được hưởng. Họ cần có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích lũy vốn để cải thiện điều kiện ở với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vay vốn có khả năng hoàn trả tiền vay).

Trong phạm vi đề án chỉ đề cập đến những hộ gia đình có mức sống trung bình và trên trung bình. Vì những đối tượng này có tích lũy ngoài những chi tiêu cho nhu cầu cơ bản, phần tích lũy này nếu được Nhà nước hỗ trợ thêm sẽ giúp họ có cơ hội có nhà hoặc cải tạo lại nhà hiện có. (check lại)

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w